Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh suy giảm trí nhớ giai đoạn cuối là giai đoạn cuối cùng của Alzheimer, khi mà bệnh nhân thường mất hoàn toàn khả năng tự chăm sóc bản thân. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về tác hại của bệnh và cách chăm sóc người bệnh suy giảm trí nhớ giai đoạn cuối.
Bệnh suy giảm trí nhớ giai đoạn cuối là gì và tại sao nó lại đáng lo ngại? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi chứng kiến người thân mình phải đối mặt với những thay đổi nghiêm trọng do căn bệnh Alzheimer gây ra.
Bệnh Alzheimer, một dạng suy giảm trí nhớ phổ biến ở người già, có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Các chuyên gia dùng thuật ngữ "giai đoạn" để mô tả mức độ tiến triển của năng lực bệnh nhân Alzheimer so với người bình thường. Phương pháp phân chia bệnh Alzheimer thành 7 giai đoạn được phát triển bởi Tiến sĩ Y khoa Barry Reisberg, giám đốc lâm sàng của Trung tâm Nghiên cứu Lão hóa và Sa sút trí tuệ Silberstein thuộc Trường Y Đại học New York, như sau:
Theo diễn tiến bình thường, các triệu chứng của bệnh Alzheimer ở giai đoạn đầu khá mờ nhạt và dễ nhầm lẫn với tình trạng trí nhớ giảm sút ở người cao tuổi bình thường. Tuy nhiên, khi bệnh tiến vào giai đoạn cuối, các biểu hiện của Alzheimer sẽ trở nên rõ rệt hơn.
Ở bệnh suy giảm trí nhớ giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ dần mất khả năng ngôn ngữ, từ vựng giảm đáng kể. Họ có thể chỉ còn nhớ các cụm từ đơn giản hoặc các từ đơn lẻ, và cuối cùng mất hoàn toàn khả năng nói, chỉ còn phát ra những âm thanh vô nghĩa như “ú ú, ớ ớ” suốt cả ngày. Dù mất khả năng ngôn ngữ bằng lời, bệnh nhân vẫn hiểu và đáp lại các tín hiệu cảm xúc từ người xung quanh.
Ở giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer, sự mất kiểm soát hành vi trở nên rõ rệt hơn khi bệnh nhân không còn tự chủ được các hành động của mình. Các dấu hiệu như hung hăng, khó chịu, bùng nổ hoặc phản kháng lại sự chăm sóc của người thân thường tiếp diễn. Ngược lại, một số bệnh nhân ở giai đoạn này có thể tỏ ra thờ ơ, kiệt sức hoàn toàn và chán nản.
Phần lớn bệnh nhân Alzheimer giai đoạn cuối phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người thân. Họ không thể tự thực hiện các hoạt động hàng ngày như tắm rửa, vệ sinh cá nhân, đánh răng hay ăn uống mà không có sự giúp đỡ.
Ở bệnh suy giảm trí nhớ giai đoạn cuối, các khối cơ của bệnh nhân đã thoái hóa, khiến việc cử động trở nên rất khó khăn. Hầu hết thời gian, bệnh nhân phải nằm liệt giường.
Các nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân tử vong của bệnh nhân Alzheimer thường liên quan đến các yếu tố bên ngoài như nhiễm trùng vết loét tỳ đè hay viêm phổi. Nhiều bệnh nhân tử vong do rối loạn chức năng nuốt, gây suy giảm khả năng ăn uống hoặc tăng nguy cơ hít sặc, dẫn đến tử vong. Ngoài ra, té ngã gây chấn thương đầu cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tử vong ở bệnh nhân Alzheimer giai đoạn cuối.
Bệnh Alzheimer giai đoạn cuối vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Hiện nay, các biện pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với các liệu pháp can thiệp tâm lý xã hội và chăm sóc phù hợp nhằm cải thiện triệu chứng, giúp người bệnh sống chung với Alzheimer một cách dễ chịu hơn.
Chăm sóc người bệnh suy giảm trí nhớ giai đoạn cuối là vô cùng cần thiết và đóng vai trò rất quan trọng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân hầu như đã mất hoàn toàn khả năng tự chăm sóc bản thân, ngay cả trong những việc đơn giản nhất. Việc chăm sóc người bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer cần được thực hiện cẩn trọng trong suốt quá trình tiến triển của bệnh.
Người bệnh suy giảm trí nhớ giai đoạn cuối hầu như mất hoàn toàn khả năng di chuyển, vì vậy cần sự hỗ trợ từ người thân trong việc đi lại. Người chăm sóc nên trao đổi với bác sĩ để biết cách di chuyển bệnh nhân an toàn và hạn chế nguy cơ tự gây thương tích cho cả hai bên.
Cách di chuyển bệnh nhân Alzheimer giai đoạn cuối:
Ở giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer, bệnh nhân thường mất hứng thú với ăn uống, quên giờ ăn, hoặc ăn quá ít hoặc quá nhiều, dẫn đến thiếu vitamin và khoáng chất. Để đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân, người thân hoặc người chăm sóc nên:
Ở giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer, trí nhớ giảm sút nghiêm trọng khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc nhớ uống thuốc đúng giờ. Với vai trò người chăm sóc, cần nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng liều lượng và thời gian quy định. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở bệnh nhân, hãy nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trên đây là những giải đáp thắc mắc về tác hại và cách chăm sóc người bệnh suy giảm trí nhớ giai đoạn cuối. Hãy chia sẻ tới người thân, bạn bè nếu thấy hữu ích nhé.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.