Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xuất huyết tiêu hóa không chỉ gây mất máu mà còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, bạn cần nắm rõ các phương pháp cầm máu xuất huyết tiêu hóa.
Xuất huyết tiêu hóa là một tình trạng nguy hiểm khi máu chảy ra từ các mạch máu trong hệ tiêu hóa. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị, việc cầm máu xuất huyết tiêu hóa là vô cùng quan trọng. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về xuất huyết tiêu hóa và cách cầm máu trong bài viết dưới đây.
Xuất huyết tiêu hóa là một tình trạng cấp cứu trong cả nội khoa và ngoại khoa, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Hiện tượng này xảy ra khi máu chảy ra từ các mạch máu trong ống tiêu hóa, biểu hiện qua việc nôn ra máu và đi ngoài phân đen. Xuất huyết tiêu hóa có thể gặp ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi, nhưng thường phổ biến hơn ở nam giới. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết chuyển mùa, sau khi bị cảm cúm, trải qua các sang chấn tâm lý mạnh hoặc sử dụng một số loại thuốc như aspirin, corticoid.
Hệ tiêu hóa bao gồm nhiều bộ phận hoạt động phối hợp để tiếp nhận, tiêu hóa, hấp thu thức ăn và thải bỏ các thành phần không tiêu hóa được. Xuất huyết tiêu hóa được phân thành hai nhóm dựa trên vị trí của cơ quan nguồn gốc gây chảy máu. Xuất huyết tiêu hóa trên, thường xảy ra ở thực quản, dạ dày và tá tràng, là phổ biến nhất.
So với xuất huyết tiêu hóa dưới, xuất huyết tiêu hóa trên chiếm khoảng 80% các trường hợp và có thể biến chứng gây tử vong nếu can thiệp chậm trễ. Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa bao gồm:
Viêm loét dạ dày, tá tràng là nguyên nhân chủ yếu gây xuất huyết tiêu hóa trên, khi lớp viêm và loét ở niêm mạc dạ dày - tá tràng sâu gây vỡ mạch máu dưới. Đa số các trường hợp chỉ ảnh hưởng đến các mao mạch nhỏ, gây chảy máu nhẹ và tự ngừng. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, vết loét sâu có thể gây chảy máu ồ ạt, nguy hiểm và cần can thiệp cấp cứu ngay lập tức để cầm máu.
Biến chứng xuất huyết từ viêm loét dạ dày và tá tràng thường xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi. Đặc biệt, tình trạng chảy máu nghiêm trọng thường liên quan đến việc sử dụng lâu dài các loại thuốc như aspirin, clopidogrel hoặc thuốc kháng viêm không steroid.
Xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày và tá tràng thường được chẩn đoán thông qua nội soi, giúp quan sát chi tiết tình trạng chảy máu, bao gồm: Máu chảy thành tia, máu chảy âm ỉ, máu cục hoặc có vệt máu đen từ ổ loét. Bên cạnh việc sử dụng nội soi để kiểm soát chảy máu, bệnh nhân cần được điều trị tích cực bằng thuốc ức chế bơm proton hoặc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP.
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa, chủ yếu do bệnh xơ gan, cũng là nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa trên. Xơ gan có thể do nhiều nguyên nhân như rượu, xơ gan tự miễn, viêm gan siêu vi tiến triển hoặc xơ gan mật nguyên phát.
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa làm giãn tĩnh mạch thực quản và có thể kèm theo giãn tĩnh mạch phình vị. Xuất huyết xảy ra khi các tĩnh mạch này phình lớn và vỡ, thường gây chảy máu nghiêm trọng và ồ ạt. Kết hợp với bệnh lý gan và rối loạn đông máu, xuất huyết do tăng áp lực tĩnh mạch cửa nguy hiểm hơn và khó cầm máu.
Một số nguyên nhân khác gây xuất huyết đường tiêu hóa bao gồm:
Xuất huyết tiêu hóa có thể làm xuất hiện một số dấu hiệu như:
Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa hoặc khi chưa có đủ cơ sở để khẳng định nhưng bệnh nhân cảm thấy đau vùng thượng vị, đau bụng khi dùng thuốc có hại cho dạ dày, xanh xao, hoa mắt, chóng mặt, cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị bằng các phương pháp chẳng hạn như cầm máu xuất huyết tiêu hóa.
Cầm máu xuất huyết tiêu hóa là mối quan tâm lớn đối với bệnh nhân và nhân viên y tế trực tiếp chữa trị. Dưới đây là những phương pháp và nguyên tắc để cầm máu xuất huyết tiêu hóa:
Tùy theo mức độ và nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa, phương án điều trị sẽ khác nhau, nhưng cần đảm bảo những mục tiêu chung: Chống sốc, cầm máu xuất huyết tiêu hóa, khôi phục lưu lượng tuần hoàn, điều trị theo nguyên nhân và triệu chứng
Phương pháp điều trị cụ thể tình trạng xuất huyết tiêu hóa:
Trong thời gian trước, trong và sau cầm máu xuất huyết tiêu hóa, người bệnh không được dùng các thực phẩm như long não, thực phẩm chứa caffeine, noradrenaline bởi chúng gây kích ứng niêm mạc, gia tăng tình trạng chảy máu.
Cầm máu xuất huyết tiêu hóa là việc làm cần thiết để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Vì thế khi có các biểu hiện xuất huyết đường tiêu hóa, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.