Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cảm giác thở nặng nề hay khó thở, hụt hơi là tình trạng phổ biến ở nhiều người. Đây là tình trạng đáng báo động vì thở nặng nề có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang mắc vấn đề bất thường về sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp bạn nhận biết thở nặng nề, cách phòng ngừa và hướng xử trí khi gặp tình trạng này.
Thở là hoạt động sinh lý bình thường với sự phối hợp nhịp giữa mũi, miệng và phổi. Khi chúng ta hít vào, không khí có chứa oxy sẽ đi qua mũi và miệng sau đó đi vào phổi. Lượng khí này sẽ đi vào túi khí nhỏ gọi là phế nang. Tiếp theo, oxy sẽ di chuyển vào máu và được vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể.
Trong một số trường hợp, quá trình hô hấp gặp vấn đề sẽ dẫn đến tình trạng thở nặng nề, thiếu oxy, mệt mỏi, tức ngực,... Cảm giác thở nặng nề có thể diễn ra theo nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về hô hấp, tim mạch,...
Thở nặng nề là cảm giác khó thở và có thể kèm theo nặng ngực, khó chịu. Triệu chứng này khá phổ biến và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cảm giác thở nặng nề có thể diễn ra đột ngột hoặc kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng thở nặng nề bạn cần cảnh giác như:
Nếu bạn thấy thở nặng nề sau khi tập thể dục quá sức, làm việc nặng nhọc hay leo cầu thang thì tình trạng này không đáng lo ngại và sẽ tự hết khi ngừng các hoạt động trên. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra kéo dài ngay cả khi bạn không vận động thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó.
Thở nặng nề có thể là triệu chứng của các bệnh lý đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, lao phổi,... Đây đều là các bệnh lý nhiễm trùng phổi thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Mắc các bệnh lý hô hấp khiến khả năng lưu thông không khí trong phổi bị ảnh hưởng, đồng thời gây cản trở quá trình hô hấp khiến người bệnh gặp khó khăn khi hít thở. Ngoài triệu chứng thở nặng nhọc, gắng sức, người bệnh có thể kèm theo sốt, ho, ớn lạnh, đau đầu, tức ngực,...
Cảm lạnh thường không gây cảm giác thở nặng nề, tuy nhiên nếu người bệnh mắc cùng lúc các bệnh lý về phổi khác thì tình trạng này rất dễ xảy ra. Khi bị cảm lạnh, chất nhầy gia tăng khiến đường thở bị bít tắc, việc hít thở khí oxy cũng trở nên khó khăn hơn. Khi bị cảm lạnh, người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng như đau họng, đau đầu, sổ mũi, đau nhức cơ thể,...
Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng viêm xảy ra ở niêm mạc đường thở khiến cho chức năng thông khí ở phổi bị giảm. Đường thở lúc này sẽ bị hẹp hơn so với bình thường, dẫn đến cảm giác khó thở, nặng hơn có thể gây suy hô hấp. Một số triệu chứng điển hình của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như ho kéo dài, hụt hơi, tăng tiết dịch nhầy trong họng, hắt hơi, mệt mỏi,...
Đây là một bệnh lý gây ra bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở do phù nề. Tình trạng này khiến cho không khí thoát ra khỏi phổi gặp khó khăn. Bệnh hen suyễn có thể khiến người bệnh cảm thấy khó thở, cảm giác khi thở rất nặng nề. Ngoài ra, người bị hen suyễn cũng có thể kèm theo các triệu chứng như hắt hơi, ho, hụt hơi, tức ngực,... Tình trạng tắc nghẽn đường thở ở người bệnh hen suyễn có thể cải thiện nếu tuân thủ phác đồ điều trị hàng ngày.
Triệu chứng thở nặng nề cũng có thể cảnh báo bệnh ung thư phổi cần lưu ý. Ngoài triệu chứng này, người bệnh có thể bị ho, ho ra máu, đau tức ngực, tăng tiết đờm, khản giọng,... Cảm giác thở khó khăn thường gặp ở ung thư phổi giai đoạn gần cuối trở đi.
Ngoài các bệnh lý về đường hô hấp kể trên, thở nặng nề cũng có thể là dấu hiệu của bệnh suy tim. Nguyên nhân là do tim bị tổn thương không thể bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể hoặc khi máu chảy ngược vào mạch máu và chất lỏng tràn vào phổi. Người bị suy tim thường có các dấu hiệu kèm theo như tim đập nhanh, đau tức ngực, chóng mặt, tăng cân nhanh,...
Tình trạng thở nặng nhọc, tức ngực là dấu hiệu không thể xem thường. Nếu thấy triệu chứng này xảy ra khi không hoạt động mạnh và kéo dài không giảm, người bệnh cần đến các cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt. Trước khi đưa ra phác đồ điều trị, người bệnh có thể được chỉ định một số kiểm tra cận lâm sàng để chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân như chụp X-quang ngực, chụp CT, điện tâm đồ (ECG), xét nghiệm đo xoắn ốc, xét nghiệm máu,...
Thông thường, tình trạng thở nặng nề có thể được xử trí bằng cách:
Tóm lại, tình trạng thở nặng nề không những ảnh hưởng tới cuộc sống mà còn là triệu chứng báo hiệu một số bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi gặp bất cứ một triệu chứng nào kể trên, người bệnh hãy đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.