Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi gặp phải chấn thương trẹo chân, người bệnh có nên bôi dầu để giảm đau có lẽ là thắc mắc của nhiều người. Vậy trong bài viết này, nhà thuốc Long Châu sẽ đem đến câu trả lời để giải đáp cho những câu hỏi của độc giả. Cùng đón đọc nhé.
Trẹo chân hay bong gân mắt cá chân là tình trạng gập hoặc vặn bàn chân quá mức làm mất ổn định khớp, do đó gây ra tổn thương mô như bong gân và căng cơ, dây chằng bị kéo căng hoặc rách, có thể kèm theo trật khớp cổ chân khỏi ổ cối.
Khi bị trẹo chân, nếu biết cách xử trí kịp thời và đúng cách thì vùng đau sẽ nhanh chóng hồi phục, ngược lại, nếu không xử lý đúng cách thì tình trạng sẽ trở nên trầm trọng hơn. Bàn chân bị bong gân có nên bôi dầu hay không là một trong những câu hỏi thường gặp khi nhắc đến bàn chân bị bong gân.
Thực tế, khi trẹo chân dẫn đến trật, bong gân, bạn nên tránh thoa dầu nóng, dán salonpas, rượu thuốc,... vì dầu nóng sẽ làm mạch máu bị sưng, giãn ra, chảy máu nhiều hơn, dễ gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn, càng ngày bệnh càng nặng. Vậy là câu hỏi bị trẹo chân có nên thoa dầu không đã được giải đáp.
Một số nguyên nhân gây ra trẹo chân:
Tùy theo mức độ nghiêm trọng, các dấu hiệu và triệu chứng của bong gân mắt cá chân khác nhau. Tuy nhiên, chúng thường bao gồm:
Bệnh nhân nên được đánh giá y tế tạm thời và điều trị thích hợp.
Tùy theo những tổn thương kèm theo và mức độ ảnh hưởng mà phương pháp điều trị bong gân cổ chân ở mỗi người không giống nhau. Tuy nhiên, hầu hết tất cả các trường hợp có thể được sửa chữa mà không cần phẫu thuật. Điều này bao gồm các dây chằng bị rách có thể tự lành nếu chân được cố định đúng cách mà không cần phẫu thuật sửa chữa. Các phương pháp điều trị bong gân mắt cá chân bao gồm:
Đối với các trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể được điều trị bằng các biện pháp đơn giản tại nhà. Trường hợp thủ tục RICE nên được thực hiện càng sớm càng tốt sau khi bị thương.
Bệnh nhân không được đi lại hoặc đứng trên mắt cá chân bị thương sau chấn thương. Điều này giúp giữ cho mắt cá chân của bạn ổn định, ngăn ngừa tổn thương tiến triển. Nó cũng làm giảm đau và giảm sưng. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi cũng tạo điều kiện cho các mô bị tổn thương (như dây chằng, cơ, gân,…) có thời gian để chữa lành.
Sau khi bị chấn thương, bệnh nhân nên chườm đá ngay để giảm sưng tấy vùng bị thương. Đặc biệt, phương pháp này còn giúp giảm đau nhanh chóng và hạn chế lượng máu bầm đang tích tụ. Chườm đá nên được thực hiện trong 20 - 30 phút, 3 - 4 lần một ngày. Bạn có thể dùng túi đá hoặc ra củ đông lạnh bọc trong khăn bông. Không chườm đá trực tiếp lên da để tránh bị thương.
Dùng khăn hoặc băng quấn quanh mắt cá chân sẽ giúp ổn định khớp, giảm đau và hỗ trợ mắt cá chân bị thương. Điều này giúp hạn chế các hoạt động làm cho cơn đau tồi tệ hơn. Ngoài ra, băng ép cho người bị bong gân cổ chân còn giúp giảm sưng tấy và hạn chế vết bầm lan rộng.
Trong 8 giờ đầu tiên, bệnh nhân nên thường xuyên nâng cao chân, nâng mắt cá chân cao hơn tim, có thể giúp giảm sưng đau hiệu quả. Đồng thời, giảm lưu lượng máu đến khớp bị thương, do đó ngăn ngừa sự tích tụ của các vết bầm tím.
Bảo vệ mắt cá chân khỏi những cử động đột ngột và hỗ trợ nó là điều cần thiết trong giai đoạn đầu điều trị bong gân mắt cá chân. Đối với những trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị một thiết bị hỗ trợ có thể tháo rời được gọi là nẹp mắt cá chân. Đối với những trường hợp nặng nhất, bệnh nhân bị bó chân hoặc bó bột trong khoảng 2 - 3 tuần.
Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau do bong gân mắt cá chân được kiểm soát tốt bằng thuốc giảm đau không kê đơn. Cụ thể:
Mục tiêu của vật lý trị liệu
Bài tập vật lý trị liệu
Hy vọng với câu trả lời trên của Long Châu, bạn đọc đã hình dung được vấn đề có nên bôi dầu vào chân bị trẹo không và cách xử lý tại nhà giúp giảm đau nhức hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để vết thương chóng lành. Nếu trường hợp bệnh nặng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp nhất.
Nga Linh
Nguồn Tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.