Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Có nên uống trà khi mang thai? Những lưu ý nếu uống trà khi mang thai

Ngày 13/10/2022
Kích thước chữ

Nhiều thai phụ có thói quen uống trà khi mang thai. Tuy nhiên, không ít chị em lo lắng liệu uống trà khi mang thai có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Mời chị em cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trà là thức uống phổ biến, được nhiều người sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, uống trà khi mang thai lại có nhiều luồng ý kiến khác nhau. "Bà bầu có nên uống trà không? Nên/không nên uống loại trà nào khi mang thai?" là những thắc mắc cần được làm rõ để chị em có được một thai kỳ ổn định, khỏe mạnh.

Uống trà khi mang thai nên hạn chế caffeine

Cho đến nay các nghiên cứu vẫn chưa hoàn toàn xác định tác hại của caffeine đối với thai phụ nhưng chất caffeine này được khuyến cáo không nên sử dụng khi phụ nữ mang thai. 

Có nên uống trà khi mang thai? Những lưu ý nếu uống trà khi mang thai 1 Chị em hãy nhờ đến tư vấn của bác sĩ về hàm lượng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.

Chị em có thể tham khảo hàm lượng caffeine trong một số loại trà (dung tích 240ml) sau đây:

  • Trà matcha: 60 - 80mg;
  • Trà ô long: 38 - 58mg;
  • Trà đen: 47 - 53mg;
  • Trà đóng chai: 47 - 53mg;
  • Trà anh 29 - 49mg.

Vì sao không nên uống trà khi mang thai? Do chất caffeine trong trà có thể đi qua nhau thai gây ảnh hưởng lên chức năng gan của trẻ. Nói cách khác, caffeine không tốt cho cả người mẹ lẫn nguy cơ khiến thai nhi gặp bệnh về gan nếu suy giảm chức năng. Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng, uống trà khi mang thai còn có thể gây tăng nguy cơ sinh non, hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân, dị tật… 

Do đó, nếu không thể tuyệt đối kiêng trà, chị em hãy nhờ đến tư vấn của bác sĩ về hàm lượng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.

Theo một số phân tích, bà bầu chỉ cần nạp vào cơ thể trên 300mg caffeine một ngày thì nguy cơ gây ra những ảnh hưởng nói trên sẽ tăng cao. Chưa kể, một số chị em do di truyền nhạy cảm với caffeine vẫn có thể bị sảy thai mặc dù hàm lượng cafein tiêu thụ là dưới 300mg/ngày. So với cà phê, hàm lượng caffeine trong trà là thấp hơn, khả năng gây hại cho mẹ và bé thấp hơn, tuy nhiên tốt nhất vẫn là nên tránh dung nạp caffeine vào cơ thể khi mang thai.

Có nên uống trà khi mang thai? Những lưu ý nếu uống trà khi mang thai 2 Mặc dù không nên uống trà khi mang thai, nhưng thai phụ vẫn có thể uống trà thảo mộc.

Tác dụng phụ nếu uống trà khi mang thai

Mặc dù nói rằng không nên uống trà khi mang thai, nhưng theo các chuyên gia y tế, thai phụ vẫn có thể uống trà thảo mộc trong thai kỳ. Bởi vì các loại trà thảo mộc chủ yếu là chiết xuất từ quả khô, dược thảo trong tự nhiên nên chúng không chứa caffeine và được coi là khá an toàn trong thai kỳ. 

Tuy nhiên, một số tác dụng phụ của trà thảo mộc vẫn có nguy cơ xảy ra bao gồm:

  • Sảy thai, sinh non: Nếu trong trà có chứa các thành phần như thì là, linh lăng, lưu ly, cam thảo, xạ hương, rau má, nhũ hương, hoa cúc thì thai phụ sẽ có nguy cơ sảy thai, sinh non tăng lên;
  •  Làm tăng lượng máu khi đến chu kỳ kinh nguyệt: Rau má, trầm hương;
  • Gây dị tật bẩm sinh: Rau má, lưu ly.

Ngoài ra, uống trà khi mang thai nếu đó là trà có chứa lá bạch đàn có thể khiến thai phụ xuất hiện buồn nôn hay tiêu chảy (tỷ lệ thấp). Trong khi đó, theo nghiên cứu thì trà hoa cúc có thể gây ra những ảnh hưởng đến nhịp tim của em bé (do thai phụ sử dụng thuốc bổ nên có những trường hợp gặp nguy hiểm khi lá trà kết hợp với thuốc). Vì thế, tốt nhất là chị em vẫn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ nếu uống trà khi mang thai, bao gồm cả uống trà thảo mộc. 

Không uống trà không rõ nguồn gốc

Có nên uống trà khi mang thai? Những lưu ý nếu uống trà khi mang thai 3 Uống trà không rõ nguồn gốc dễ xảy ra ngộ độc trà.

Bất kỳ thực phẩm nào đưa vào cơ thể nếu không thông qua kiểm định rõ ràng hay quản lý nghiêm ngặt sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, bao gồm cả trà. Uống trà không rõ nguồn gốc dễ xảy ra ngộ độc trà, đặc biệt nguy hiểm nếu uống trà khi mang thai. Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ sẽ tăng lượng chì trong máu từ 6 - 14% nếu uống trà xanh và trà thảo mộc trong ba tháng đầu. Mặc dù đây không phải con số quá lớn nhưng các mẹ bầu không được chủ quan nếu uống trà khi mang thai.

Lưu ý để bà bầu uống trà không gặp nguy hiểm

Đến đây, hẳn chị em đã có được câu trả lời cho thắc mắc bà bầu uống trà được không rồi. Mặc dù chưa có thông tin nào cấm thai phụ sử dụng caffeine nhưng khuyến cáo hàm lượng phải nên không được vượt quá 300mg/ngày. Đặc biệt, bạn cần hạ xuống dưới 100mg caffeine/ ngày nếu là người nhạy cảm với caffeine. 

Các chuyên gia y tế cũng khuyên phụ nữ nên hạn chế tiêu thụ những loại thảo mộc có nguy cơ gây ra tác dụng phụ cho sức khỏe và thai kỳ. Nếu mua, phải ưu tiên chọn thương hiệu trà uy tín, trà phải có nhãn mác bao bì đúng chuẩn. Quan trọng hơn là tránh mua nhiều để bị người bán trộn thêm vài chất vào trà.

Theo phân tích, nếu thai phụ dùng trà chứa một hay một số thành phần sau sẽ không gây nguy hiểm:

  • Lá mâm xôi: Trà từ lá mâm xôi được cho là an toàn cho cơ thể. Khi dùng trà này có tác dụng giảm bớt thời gian chuyển dạ cũng như hỗ trợ tử cung sinh nở tốt hơn.
  • Bạc hà: Loại trà bạc hà có thể dùng điều trị đầy hơi, buồn nôn hay ợ chua. 
Có nên uống trà khi mang thai? Những lưu ý nếu uống trà khi mang thai 4 Gừng là thảo dược có tính ấm khá tốt với phụ nữ đang mang thai.
  • Gừng: Gừng là thảo dược có tính ấm khá tốt với phụ nữ đang mang thai. Những triệu chứng khi ốm nghén, ví dụ như buồn nôn, khó chịu,... sẽ được cải thiện nếu thai phụ tiêu thụ không quá 1g gừng khô mỗi ngày.
  • Tía tô: Trà tía tô có tác dụng làm giảm lo lắng, khó chịu, mất ngủ. 

Nhìn chung, việc uống trà khi mang thai tốt nhất là chỉ nên dùng sau 12 tuần để thai ổn định hơn, đồng thời cũng giảm bớt nguy hiểm có thể gây ra cho sức khỏe. Bên cạnh đó, uống trà cũng phải đúng cách. Trước khi dùng trà, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để bảo vệ bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin