Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp ngón tay khi ngủ là điều vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Tình trạng này có nguyên nhân bắt nguồn từ đâu?
Ngay khi vừa ngủ dậy, không ít người bệnh cảm thấy đau nhức, thậm chí là tê cứng các khớp ngón tay. Tình trạng này không đơn giản là do nằm sai tư thế, mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nếu thấy tình trạng này lặp đi lặp lại, người bệnh nên chú ý hơn tới sức khỏe của bản thân.
Đau khớp ngón tay là hiện tượng mà bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, đây hầu hết là triệu chứng khởi phát của một số bệnh lý. Có thể kể đến là:
Đây là bệnh lý tự miễn, phát ra từ hệ miễn dịch suy yếu của con người. Khi bị viêm khớp dạng thấp, người bệnh không chỉ cảm thấy đau các khớp tay mà còn đau cả đầu gối, khớp hông,... rồi lan dần sang có bộ phận khác trên cơ thể. Sau khi tỉnh dậy, người bệnh sẽ thấy các khớp dần sưng lên, tấy đỏ, tê bì và co cứng.
Thoái hóa khớp là một trong những bệnh lý phổ biến nhất gây ra tình trạng đau khớp ngón tay khi ngủ. Bệnh thường chỉ xảy ra ở những người có chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu hụt canxi hoặc những người ở độ tuổi trung niên, về già có cơ sụn khớp đã bị bào mòn, nứt vỡ.
Thiếu hụt canxi không phải là một bệnh mà chỉ là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Hiện tượng này bắt nguồn từ chế độ ăn kiêng quá khắc nghiệt, hoặc khi hormone trong cơ thể phụ nữ ở lứa tuổi trung niên, tiền mãn kinh bị rối loạn. Nếu thiếu canxi, tỷ lệ mắc bệnh: Loãng xương, thoái hóa khớp,... lại càng tăng lên.
Căn bệnh này thường xuất hiện ở người bệnh do yếu tố di truyền. Trong đó, những sợi cơ đặc biệt sẽ dễ bị tác động và dễ bị tổn thương hơn. Điều này khiến các cơ bị yếu dần, mà chủ yếu là các cơ xương hay còn gọi là cơ chủ động.
Ngoài ra, những người lười vận động, hoặc mắc các vấn đề về kiểm soát cân nặng cũng kéo theo nhiều vấn đề về xương khớp. Các cơ xương không linh hoạt, sụn yếu đi, mạch máu bị tắc nghẽn nên rất dễ đau nhức các khớp ngón tay khi vận động với cường độ cao.
Gout là bệnh viêm khớp khởi phát do rối loạn chuyển hóa nhân purin làm cho nồng độ acid uric trong máu tăng lên. Tình trạng này khiến các tinh thể muối urat lắng đọng và các mô gây viêm khớp, đau khớp.
Chấn thương các khớp ngón tay có thể xuất hiện do: Va đập, ngã xe,... dẫn đến trật khớp, gãy xương, tổn thương dây chằng, tổn thương cơ,... Tuy nhiên, do bạn không để ý đến tình trạng này trong lúc luyện tập nên khi ngủ dậy mới cảm nhận rõ hơn việc đau nhức khớp tay.
Đây là biểu hiện thường gặp ở những đối tượng điển hình như: Dân văn phòng thường xuyên phải đánh máy, hoặc vận động viên, người làm việc chân tay,... Các dây chằng bị kéo giãn quá sức khiến đôi bàn tay bị tê cứng, đau, khó vận động vào sáng hôm sau.
Thông thường, trong lúc ngủ, người bệnh không cảm nhận được những thay đổi hoặc tổn thương của cơ thể. Chỉ khi ngủ dậy, tình trạng đau nhức mới biểu hiện rõ ràng hơn:
Thông thường, bệnh nhân sẽ được kiểm tra lâm sàng bằng các phương pháp hiện đại như: Chụp X-quang, chụp cộng hưởng, xét nghiệm máu,... Tuy nhiên, nếu cơn đau không quá dai dẳng và mức độ đau không quá sức chịu đựng, bạn có thể thực hiện một số cách giảm đau hiệu quả tại nhà như sau:
Tốt nhất, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín nếu đã thực hiện tất cả các phương pháp trên nhưng cơn đau không thuyên giảm. Việc chẩn đoán kịp thời có thể giúp người bệnh giảm nhẹ được các biến chứng khôn lường của tình trạng đau khớp ngón tay khi ngủ.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.