Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư có thể gây nên các biến chứng cần đến chăm sóc y tế. Tuy nhiên, thật khó để xác định khi nào cần liên lạc với bác sĩ. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về những dấu hiệu, triệu chứng có thể xảy ra và những biểu hiện nào cần đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Mỗi loại bệnh ung thư và từng phương pháp điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về những biến chứng mà bạn cần theo dõi. Đồng thời, hãy trao đổi phương thức và thời điểm để liên lạc với bác sĩ cũng như các thành viên khác trong đội ngũ chăm sóc trong suốt quá trình điều trị bệnh.
Khi bệnh nhân đang điều trị ung thư, nếu gặp những biến chứng nghiêm trọng dưới đây, bệnh nhân cần đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức:
Điều trị ung thư: Khi nào cần liên lạc với bác sĩ?
Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư có thể làm bệnh nhân dễ gặp biến chứng nhiễm trùng. Nhiễm trùng khởi phát khi vi khuẩn, vi-rút, hoặc ít phổ biến hơn là nấm… Chúng xâm nhập vào cơ thể, nhưng hệ miễn dịch không thể ngăn chặn chúng kịp thời được. Quá trình điều trị ung thư có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, làm tăng khả năng nhiễm trùng và tiến triển nặng ở bệnh nhân. Ví dụ, xạ trị làm giảm mức bạch cầu trung tính – là nhóm tế bào bạch cầu giúp chống lại nhiễm trùng. Những bệnh nhiễm trùng phổ biến cần đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức bao gồm:
Nhiễm trùng trong quá trình điều trị ung thư có thể đe dọa tính mạng. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định nếu nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng và cách tốt nhất để xử lý chúng.
Xem thêm: Các chất ức chế sự hình thành mạch máu trong điều trị ung thư
Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư có thể làm bệnh nhân dễ gặp biến chứng nhiễm trùng
Hãy gọi ngay cho bác sĩ và đến phòng cấp cứu ngay nếu bạn có một hoặc nhiều những dấu hiệu sau đây:
Các dấu hiệu nhiễm trùng cần được chăm sóc nhanh chóng và có thể được xử trí ban đầu ở phòng mạch:
Xem thêm: Các phương pháp giảm đau trong điều trị ung thư
Những lời khuyên dưới đây có thể giúp bạn phòng chống lây nhiễm các bệnh về nhiễm trùng:
Huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra khi cục máu đông hình thành trong các tĩnh mạch nằm sâu bên trong cơ thể, thường gặp nhất là các tĩnh mạch ở chân. Mặc dù khối máu có thể tự biến mất, tuy nhiên triệu chứng này thường cần được điều trị bằng thuốc chống đông máu vì nếu khối máu di chuyển về phổi có thể gây thuyên tắc phổi, đe dọa đến tính mạng. Thuyên tắc phổi là tình trạng tắc nghẽn một hoặc nhiều động mạch phổi.
Nhiều bệnh nhân không nhận ra triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu đến khi xảy ra biến chứng nặng là thuyên tắc phổi. Hãy gặp bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn có dấu hiệu và triệu chứng của một trong hai loại bệnh trên. Cả loại bệnh trên đều là bệnh nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời:
Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể có một hoặc vài dấu hiệu và triệu chứng sau:
Sưng chân, có thể kèm nổi phình tĩnh mạch ngay dưới da ở chân là triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu
Thuyên tắc phổi có thể bao gồm một hoặc nhiều những dấu hiệu và triệu chứng sau:
Hãy hỏi bác sĩ về rủi ro hình thành cục máu đông hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu và bạn nên làm những gì để ngăn ngừa chúng, dưới đây là những cách phòng ngừa như sau:
Hội chứng ly giải khối u còn gọi là hội chứng tiêu khối u, là bệnh lý ác tính thỉnh thoảng xảy ra sau hoá trị ở những loại ung thư có tốc độ phát triển nhanh, như một số dạng ung thư bạch cầu và lymphoma. Hội chứng ly giải khối u ít xảy ra ở u đặc, ngoại trừ ung thư phổi tế bào nhỏ. Bạn có thể hỏi bác sĩ về rủi ro gặp hiện tượng này.
Nguyên nhân là do nhiều tế bào ác tính chết và phân hủy nhanh chóng sau hóa trị. Khi đó, chúng vỡ ra và giải phóng các ion nội bào, các sản phẩm chuyển hóa trung gian vào máu bao gồm kali, photpho và DNA từ khối u. Việc phóng thích ồ ạt những thành phần này gây nên sự rối loạn điện giải và tăng đột ngột nồng độ các chất trong máu, có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan như thận, tim, gan và hệ thần kinh, có thể gây rối loạn vận động, co giật, thậm chí tử vong.
Mặc dù hội này thường liên quan đến hoá trị, tuy nhiên các phương pháp khác cũng có thể dẫn đến bệnh lý này. Hội chứng này hiếm khi diễn ra trước khi điều trị ung thư và cực kì hiếm gặp sau khi sinh thiết. Những bệnh nhân dễ gặp hội chứng ly giải khối u nên được điều trị tại bệnh viện để các bác sĩ có thể theo dõi, truyền dịch qua tĩnh mạch và dùng một số thuốc làm giảm acid uric máu để phòng ngừa. Hội chứng có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu và các xét nghiệm liên quan khác.
Những bệnh ung thư thường liên quan đến hội chứng ly giải khối u bao gồm:
Các yếu tố sau đây cũng có thể tăng nguy cơ gây nên hội chứng ly giải khối u cho bệnh nhân trong quá trình điều trị ung thư:
Nếu được, bạn có thể tham khảo và hỏi bác sĩ của bạn những câu hỏi sau đây:
Hi vọng các thông tin liên quan từ bài viết trên đây đã giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc cũng như điều trị ung thư.
Xem thêm: Ung thư tuyến tiền liệt: Các phương pháp điều trị
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.