Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hội chứng May Thurner là gì? Dấu hiệu của hội chứng May Thurner

Ngày 18/06/2024
Kích thước chữ

Hội chứng May Thurner có thể trực tiếp gây cản trở lưu lượng máu chảy về tim. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa căn bệnh này.

Hội chứng May Thurner xảy ra khi tĩnh mạch sâu chi dưới hình thành lên các cục máu đông. Tình trạng này gây đau đớn, sưng phù và bầm đỏ ở vùng chân dưới. Từ đó, khiến người bệnh gặp phải nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu về hội chứng May Thurner nhé!

Hội chứng May Thurner là gì?

Hội chứng May Thurner hay còn được biết đến là tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Đây là hiện tượng động mạch chậu phải chèn ép lên tĩnh mạch chậu trái. Trong khi đó, động mạch chậu phải có tác dụng vận chuyển máu đến chân phải. Đồng thời, tĩnh mạch chậu trái lại đóng vai trò vận chuyển máu từ chân trái về tim. Tình trạng này khiến cho lưu lượng máu từ chân đến tim bị gián đoạn.

Hội chứng May Thurner là gì? Dấu hiệu của hội chứng May Thurner 1
Hội chứng May Thurner có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi 

Triệu chứng của hội chứng May Thurner

Trên thực tế, hội chứng May Thurner khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết về những triệu chứng đặc trưng của bệnh. Hơn nữa, nhiều người bệnh còn cho biết họ không cảm nhận được những bất thường rõ ràng trên cơ thể. Điều này khiến cho việc xác định bệnh ở giai đoạn sớm trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nếu nghi ngờ bản thân mắc phải hội chứng May Thurner, bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu sau:

  • Da chân bị đổi màu, nổi ban đỏ;
  • Tĩnh mạch chân sưng tấy, nóng rát và có cảm giác nặng nề;
  • Đau nhói ở chân, đặc biệt là khi sờ hoặc gập mu bàn chân vào cẳng chân;
  • Tăng trương lực;
  • Giãn tĩnh mạch nông;
  • Giảm độ ve vẩy;
  • Tăng chu vi bắp chân, đùi;
  • Phù, sưng đau mắt cá chân;
  • Đau vùng chậu mãn tính;
  • Chân xuất hiện các vết loét da.

Đối tượng dễ mắc hội chứng May Thurner

Theo thống kê của Bộ Y tế, phụ nữ thường có nguy cơ cao mắc phải hội chứng May Thurner. Số liệu này phổ biến nhất ở đối tượng từ 20 - 50 tuổi, đặc biệt là sau khi sinh con. Lúc này, cứ 5 người thì có 1 người bị chèn ép tĩnh mạch chậu.

Hội chứng May Thurner là gì? Dấu hiệu của hội chứng May Thurner 2
Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc phải hội chứng May Thurner 

Nguyên nhân gây hội chứng May Thurner

Huyết khối tĩnh mạch sâu hình thành do dòng chảy máu trở nên bất thường, chẳng hạn như: Chảy chậm, ứ trệ, hỗn loạn,... Khi kết hợp với máu đông, các tế bào máu sẽ kết nối lại với nhau và là nguyên nhân chính hình thành nên cục máu đông.

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng May Thurner:

  • Người bệnh bị chấn thương ở các mạch máu lớn như: Gãy chân, gãy xương đùi, phẫu thuật,...
  • Giảm lưu thông máu trong tĩnh mạch sâu do bất động lâu ngày sau chấn thương, bó bột, phẫu thuật hoặc bệnh nhân hôn mê trong thời gian dài.
  • Người bệnh có lối sống ít vận động, hoặc làm các công việc cần ngồi lâu như: Tài xế, nhân viên văn phòng hoặc bị liệt chi dưới.
  • Phụ nữ mang thai trong những tháng cuối của thai kỳ.
  • Người mắc bệnh thừa cân, béo phì.
  • Trong gia đình có người có tiền sử mắc bệnh về huyết khối tĩnh mạch.
  • Trong quá khứ, bệnh nhân từng can thiệp thủ thuật vào lòng mạch, bao gồm: Ven tĩnh mạch trung tâm, máy can thiệp nhịp, van tim nhân tạo.
  • Người mắc bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch dị ứng,... hoặc bệnh về hội chứng thận hư.
  • Bệnh nhân bị mất nước, đa hồng cầu dẫn đến tăng độ nhớt của máu hoặc cô đặc máu.
  • Người mắc bệnh ung thư đang trải qua quá trình hóa trị.
  • Người từng mắc COVID-19.
  • Tác dụng phụ của thuốc tránh thai, liệu pháp hormon,...
  • Người có thói quen hút thuốc lá.
Hội chứng May Thurner là gì? Dấu hiệu của hội chứng May Thurner 3
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng May Thurner

Điều trị hội chứng May Thurner như thế nào?

Việc điều trị hội chứng May Thurner sẽ tập trung vào việc cải thiện lưu lượng máu. Từ đó, làm giảm nguy cơ phát triển DVT. Thông thường, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị như sau:

Nong mạch và đặt ống đỡ động mạch

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đặt một ống thông có bóng ở đầu vào tĩnh mạch chậu trái. Lúc này, quả bóng sẽ phồng lên khiến cho tĩnh mạch được mở ra. Tiếp đó, người bệnh sẽ được đặt vào tĩnh mạch một ống lưới nhỏ để ổn định độ mở của tĩnh mạch và lấy quả bóng ra.

Phẫu thuật bắc cầu

Bác sĩ thường sử dụng một mảnh mô nhỏ từ cơ thể của người hiến tặng hoặc từ các bộ phận khác của bệnh nhân. Điều này giúp cho phần tĩnh mạch chậu bị chèn ép sẽ được tạo thành một đường mới xung quanh. Lúc này, lưu lượng máu sẽ được khôi phục như bình thường.

Phẫu thuật di chuyển động mạch chậu phải

Đây là một thủ thuật có tác dụng làm giảm chèn ép lên tĩnh mạch chậu trái. Bác sĩ sẽ di chuyển động mạch chậu phải bằng cách đặt một mảnh mô vào giữa tĩnh mạch và động mạch để làm giảm áp lực một cách tối đa.

Sử dụng thuốc

Nếu bị DVT ở mức nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc, bao gồm:

  • Thuốc làm loãng máu để ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông.
  • Thuốc làm tan cục máu đông sẽ giúp phá hủy cục máu đông.
Hội chứng May Thurner là gì? Dấu hiệu của hội chứng May Thurner 4
Phương pháp điều trị sẽ được chỉ định theo mức độ của bệnh 

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất liên quan đến hội chứng May Thurner. Hãy thường xuyên tập thể dục và theo dõi tình trạng sức khỏe để phát hiện sớm các dấu hiệu của hội chứng May Thurner nhé! 

Xem thêm: Bệnh suy giãn tĩnh mạch ở đùi là gì?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin