Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh phổ biến đang dần trẻ hóa. Không chỉ riêng những người lớn tuổi mà cả những người trẻ cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Nếu không được can thiệp điều trị, bệnh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy, dấu hiệu chân bị giãn tĩnh mạch là gì?
Nhận biết được các dấu hiệu chân bị giãn tĩnh mạch sẽ giúp mỗi người nâng cao ý thức hơn trong việc phòng ngừa cũng như điều trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin bổ ích có liên quan tới căn bệnh giãn tĩnh mạch chân, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.
Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng máu trong hệ thống tĩnh mạch chân không thể theo tĩnh mạch chủ về tim một cách bình thường. Do bệnh thường gặp ở chi dưới nên còn được gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Bệnh phổ biến hơn ở nữ giới với tỷ lệ mắc bệnh gấp 3 lần nam giới.
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch hiện nay vẫn chưa được công bố rõ ràng nhưng thường là do yếu tố tăng áp suất thủy tĩnh trong tĩnh mạch gây ra. Nếu không can thiệp điều trị bệnh kịp thời, bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn và gây suy giảm lưu lượng máu động mạch đến các chi dưới. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho người bệnh bị chảy máu, các vết loét không lành, thậm chí nguy hiểm hơn là hoại tử.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể gặp ở bất kỳ ai, tuy nhiên, nếu thuộc một trong những đối tượng sau, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường như:
Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu rất khó để nhận biết. Người bệnh có thể chỉ cảm thấy hơi nặng ở chân hoặc vùng da xung quanh vị trí giãn tĩnh mạch có cảm giác nóng, ngứa. Vào cuối ngày, các triệu chứng này sẽ xuất hiện rõ rệt hơn, nhất là sau khi người bệnh đứng trong thời gian dài.
Khi bệnh nặng hơn, người bệnh có thể thấy mỏi chân khi đứng lâu, chân bị phù nhẹ nếu ngồi trong thời gian dài. Không chỉ có thế, người bệnh còn có cảm giác như bị kim châm, kiến bò ở vùng bắp chân, chân cũng thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm.
Một khi các triệu chứng giãn tĩnh mạch đã rõ ràng hơn, người bệnh có thể quan sát thấy các mạch máu nhỏ xuất hiện trên da giống như màng nhện. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để thăm khám càng sớm càng tốt nếu như cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu của giãn tĩnh mạch chân dưới đây:
Những triệu chứng sẽ giảm đi khi bệnh nhân nằm hay chân được nâng lên, tiếp xúc với nhiệt độ thấp, lạnh hoặc khi tập thể dục. Ngược lại, chúng sẽ tăng lên nếu bệnh nhân tiếp xúc với nhiệt độ cao, ngồi, đứng lâu hay khi tăng cân, mang thai hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt.
Do triệu chứng ban đầu của bệnh còn khá nhẹ nên khiến cho nhiều người bệnh chủ quan, cho rằng chúng không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển nặng hơn, bệnh nhân sẽ thấy đau tức, ngứa, thậm chí là chảy máu, huyết khối tĩnh mạch,... Đây đều là những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Tình trạng huyết khối tĩnh mạch thường không quá nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng cũng cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng tại các tổ chức xung quanh tĩnh mạch, da đổi màu, chân sưng to bất thường thì sẽ cần can thiệp điều trị sớm. Chủ quan và để tình trạng bệnh kéo dài có thể khiến cho các cục máu đông di chuyển đến phổi gây tắc mạch phổi.
Phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng suy giãn tĩnh mạch cũng sẽ cần can thiệp điều trị sớm để tránh dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu. Đặc biệt là ở những bà bầu đang bị rối loạn đông máu, ít vận động và phải nằm nhiều ngày thì nguy cơ huyết khối tĩnh mạch cao hơn rất nhiều. Do đó, một khi cơ thể xuất hiện cảm giác sưng đau ở vùng đùi, sốt nhẹ, đau khi đứng lên,... các thai phụ cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để xác định được chính xác tình trạng sức khỏe của mình.
Trên đây là những dấu hiệu chân bị giãn tĩnh mạch người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Phát hiện và thực hiện điều trị suy giãn tĩnh mạch từ sớm sẽ giúp giảm thiểu tối đa khả năng gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh, mỗi người trong chúng ta nên xây dựng cho mình những thói quen sinh hoạt lành mạnh, luyện tập thể dục thường xuyên, hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với các bác sĩ, chuyên gia để được giải đáp thật chi tiết.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.