Miễn dịch nhân tạo và một số thông tin quan trọng có liên quan
Ngày 30/07/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Miễn dịch chính là khả năng đề kháng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh, cùng với hệ miễn dịch tự nhiên, miễn dịch nhân tạo có chức năng giống như một lá chắn, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh nguy hiểm. Vậy cụ thể, miễn dịch nhân tạo là gì?
Thông thường, miễn dịch nhân tạo sẽ được xây dựng bằng cách chủ động tiêm vắc xin hoặc do tiếp nhận thụ động huyết thanh. Để biết thêm về miễn dịch nhân tạo cũng như một số thông tin quan trọng có liên quan, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Miễn dịch nhân tạo là gì?
Khác với miễn dịch tự nhiên, miễn dịch nhân tạo là khả năng miễn dịch con người có được nhờ hai cách là chủ động tiêm vắc xin hoặc thụ động tiêm huyết thanh tiếp nhận kháng thể. Miễn dịch nhân tạo cũng có tên gọi khác là miễn dịch thích ứng hay miễn dịch thu được. Bên cạnh đó, miễn dịch nhân tạo có một số đặc điểm nổi bật như sau:
Có tính đặc hiệu rất vượt trội, cho phép hệ thống miễn dịch có thể nhắm mục tiêu và vô hiệu hóa các mầm bệnh cụ thể.
Có thể phân biệt giữa kháng nguyên của bản thân và các kháng nguyên “khác lạ”, đảm bảo hệ miễn dịch chỉ tấn công những mầm bệnh gây hại.
Có thể ghi nhớ các mầm bệnh, tạo điều kiện cho phản ứng miễn dịch nhanh và mạnh mẽ hơn vào những lần tiếp xúc sau đó.
Miễn dịch nhân tạo được cấu tạo bởi hai thành phần chính là miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào.
Miễn dịch dịch thể: Miễn dịch dịch thể chính là những phản ứng qua trung gian kháng thể, chỉ xảy ra khi phát hiện kháng nguyên trong cơ thể. Trong đó, tế bào B sẽ làm nhiệm vụ tiêu diệt các vi sinh vật ngoại bào gây hại, ngăn chặn tối đa sự lây lan của nhiễm trùng nội bào đồng thời sản xuất ra kháng thể.
Miễn dịch qua trung gian tế bào: Là những phản ứng miễn dịch không có liên quan đến kháng thể mà lại liên quan đến việc kích hoạt tế bào tiêu diệt tự nhiên và đại thực bào. Sản xuất ra tế bào lympho T gây độc tế bào đặc hiệu cho kháng nguyên, ngoài ra còn giải phóng các cytokine để đáp ứng kháng nguyên.
Theo đó, vai trò chính của miễn dịch nhân tạo là bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể có thể chống lại sự nhiễm trùng và các loại bệnh bằng cách vô hiệu hóa mầm bệnh. Miễn dịch nhân tạo sẽ nhận biết được và ứng phó hiệu quả với các mầm bệnh từ môi trường bên ngoài thông qua việc tiêm chủng vắc xin. Không chỉ giúp phòng ngừa bệnh tật, miễn dịch nhân tạo còn góp phần tăng cường sức khỏe toàn diện.
Cơ chế hoạt động của miễn dịch nhân tạo như thế nào?
Miễn dịch nhân tạo sẽ hoạt động theo các bước chính bao gồm:
Nhận diện mầm bệnh: Một khi mầm bệnh lạ xâm nhập vào cơ thể, bằng các protein màng chuyên biệt, các tế bào B và T sẽ liên kết đặc hiệu với các kháng nguyên. Từ đó nhận diện được chính xác mầm bệnh.
Kích hoạt: Sau khi liên kết, các hoạt động của tế bào miễn dịch sẽ bắt đầu có những sự thay đổi. Phản ứng kích hoạt giữa hai tế bào B và T sẽ có liên quan đến những thay đổi trong biểu hiện gen và sự phân chia tế bào.
Tấn công: Sau khi đã kích hoạt phản ứng, các tế bào miễn dịch sẽ tấn công các mầm bệnh cũng như các tế bào đã bị nhiễm bệnh. Các phương pháp tấn công để vô hiệu hóa mầm bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại tế bào.
Ghi nhớ: Cuối cùng, các tế bào miễn dịch sẽ tồn tại lâu dài và được kích hoạt để có thể bảo vệ cơ thể trước những lần nhiễm trùng tiếp theo. Những tế bào này không quá khác biệt với những tế bào gặp mầm bệnh lần đầu, chỉ trừ việc chúng đã từng trải qua bước kích hoạt. Do đó, chúng có thể hoạt động chống lại mầm bệnh vô cùng hiệu quả ngay khi vừa mới tiếp xúc với các kháng nguyên.
Như đã đề cập qua ở phần trên, chúng ta có thể xây dựng miễn dịch nhân tạo hiệu quả bằng cách tiêm chủng để hình thành hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus hoặc tiêm huyết thanh tiếp nhận kháng thể trong một số trường hợp cần thiết.
Cách kích hoạt miễn dịch nhân tạo
Để tăng cường hệ miễn dịch đồng thời kích hoạt miễn dịch nhân tạo hoạt động một cách hiệu quả, cải thiện sức khỏe tổng thể, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:
Ăn uống thật khoa học: Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò không thể thiếu trong việc hỗ trợ các chức năng hệ miễn dịch. Đảm bảo một chế độ ăn có đủ các dưỡng chất thiết yếu, chất chống oxy hóa cũng như các loại vitamin để tăng cường miễn dịch nhân tạo, chống lại nhiễm trùng.
Ngủ nghỉ hợp lý: Nghỉ ngơi bằng cách có cho mình một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp hỗ trợ nhiều các quá trình miễn dịch khác nhau, bao gồm cả việc sản xuất ra các protein điều chỉnh phản ứng miễn dịch. Hãy tạo cho mình thói quen đi ngủ và thức dậy vào một cung giờ cố định, có một môi trường ngủ thoải mái và thư giãn trước khi ngủ. Có như vậy, bạn mới có thể ngủ nhanh hơn và chất lượng giấc ngủ được cải thiện.
Luyện tập thể dục: Muốn có một sức khỏe tốt chắc chắn sẽ không thể bỏ qua việc luyện tập thể dục. Tập thể dục sẽ giúp giảm viêm, cải thiện tuần hoàn máu lên não và thúc đẩy sự di chuyển của các tế bào miễn dịch nhân tạo, miễn dịch tự nhiên đi khắp cơ thể.
Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng, stress quá mức có thể làm cho hệ miễn dịch và khả năng chống lại nhiễm trùng bị suy yếu. Để kiểm soát căng thẳng, bảo vệ sức khỏe của bản thân, bạn có thể thực hiện một số thói quen lành mạnh như viết nhật ký, trò chuyện cùng bạn bè, gia đình hoặc thực hành thiền định, chăm sóc bản thân, đặt ra các mục tiêu và thiết lập các ranh giới, ngăn không thể bản thân bị căng thẳng quá mức, kiệt sức.
Thực hiện tốt các điều trên và bạn sẽ có được một hệ miễn dịch mạnh mẽ có thể chống lại mọi các tác nhân xấu gây bệnh.
Như vậy, tiêm chủng là một phương pháp hay có thể tạo ra kháng thể cũng như thúc đẩy khả năng hoạt động của miễn dịch nhân tạo một cách lâu dài. Và ngoài tiêm chủng, một số các yếu tố khác như giấc ngủ, luyện tập thể dục, chế độ dinh dưỡng, kiểm soát căng thẳng cũng rất quan trọng và không thể thiếu trong việc củng cố khả năng miễn dịch nhân tạo, bảo vệ sức khỏe.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.