Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng Monosomy X thường có biểu hiện đặc trưng bởi tầm vóc thấp nhỏ, ít tóc, da cổ thừa, cẳng tay cong, nét mặt thất thường và hầu hết các trường hợp đều không thể có con. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về hội chứng này nhé!
Monosomy X là căn bệnh rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở nữ giới, xảy ra do mất toàn bộ 1 nhiễm sắc thể (NST) giới tính X trong bộ gen. Vậy cơ chế gây ra hội chứng này là gì và làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả? Cùng Nhà thuốc Long Châu làm rõ trong bài viết chia sẻ dưới đây nhé!
Monosomy X là dạng thường gặp nhất của hội chứng Turner. Đây là một căn bệnh di truyền xảy ra ở phụ nữ do sự bất thường về số lượng hoặc cấu trúc của nhiễm sắc thể giới tính X, nghĩa là người phụ nữ bị thiếu một nhiễm sắc thể giới tính X.
Các trường hợp điển hình của người mắc hội chứng Turner thường có các đặc điểm sau:
Đây là đặc điểm phổ biến nhất của hội chứng Turner, gây ra do mất gen tăng trưởng SHOX. Quá trình phát triển chậm này thường bắt đầu từ khi mới sinh, nhưng biểu hiện thường rõ ràng hơn khi trẻ 3 tuổi, và càng lớn lên thì càng dễ nhận biết.
Nếu không có hormon thay thế thì sự phát triển vẫn sẽ tiếp tục chậm trễ mà không có khả năng tăng trưởng ở tuổi dậy thì. Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ mắc hội chứng Turner thường có chiều cao thấp hơn khoảng 20cm so với người bình thường.
Hơn 90% phụ nữ mắc hội chứng Turner sẽ trải qua suy buồng trứng sớm, đây cũng là nguyên nhân chính khiến phần lớn người bệnh không có ngực.
Buồng trứng là nơi duy nhất trong cơ thể sản xuất trứng và hormone nữ để phát triển các đặc điểm phụ nữ như vóc dáng, vú, kinh nguyệt và hệ xương nữ. Chỉ khoảng 1/3 người mắc Turner có dấu hiệu phát triển tuyến vú nhưng đa phần đều không hoàn thiện được việc dậy thì. Đặc biệt, chưa đến 1% có khả năng mang thai tự nhiên.
Bệnh Monosomy X hay hội chứng Turner, thường gây ra bởi sự thiếu hoặc mất một trong hai nhiễm sắc thể X ở phụ nữ. Các nguyên nhân cụ thể của Monosomy X có thể bao gồm:
Tuy nhiên, không phải tất cả các phụ nữ có Monosomy X đều có biểu hiện triệu chứng hay bệnh lý. Một số người có thể không biết họ mang bệnh do các triệu chứng không rõ ràng hoặc không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Monosomy X có thể gây ra một số biến chứng và vấn đề sức khỏe ở phụ nữ. Tùy vào từng cá thể mà sẽ có các biến chứng khác nhau. Tuy nhiên, việc kiểm tra và theo dõi thường xuyên sẽ góp phần giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến có thể kể đến như:
Monosomy X là căn bệnh về gen di truyền không thể chữa trị. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ có phác đồ điều trị phù hợp khác nhau. Dù là phương pháp nào thì mục đích của việc điều trị đều giúp cho người bệnh phát triển bình thường như những bé gái khác.
Trong trường hợp thể chất của người bệnh không phát triển như trẻ bình thường (thông qua bảng đánh giá), bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định sử dụng hormone hGH để cải thiện các chỉ số của cơ thể. Khi chiều cao đạt mức bình thường hoặc khi tuổi xương trên 14 tuổi hoặc chiều cao tăng dưới 2 cm/năm thì bệnh nhân sẽ dừng điều trị GH.
Các bé gái (từ 12 - 14 tuổi) thường sẽ được chỉ định sử dụng dụng estrogen để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển ở tuổi dậy thì. Giúp cơ thể hình thành các đặc điểm của nữ giới như kinh nguyệt hàng tháng và phát triển tuyến vú, giảm nguy cơ bị suy buồng trứng sớm. Đồng thời, liệu pháp hormone còn giúp hỗ trợ sự phát triển của xương và não bộ.
Thường được sử dụng khi nồng độ progesterone trong máu bị thiếu hụt, người bệnh sẽ được cung cấp theo chu kỳ giúp kích thích chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
Việc điều trị Monosomy X không phải là điều trị riêng lẻ mà đòi hỏi cần có sự kết hợp giữ nhiều chuyên khoa khác nhau, bao gồm tim mạch, nội tiết, thận - tiết niệu, ngoại khoa, tâm thần,... Bố mẹ cũng cần hỗ trợ con chuẩn bị tinh thần vì quá trình điều trị có thể kéo dài suốt đời.
Hội chứng Turner là một căn bệnh không có biện pháp phòng ngừa đặc hiệu. Mặc dù không không phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền (cha mẹ đã có con bị bệnh không liên quan đến xác suất bị bệnh ở những lứa sau), nhưng các sản phụ có thể tham khảo các biện pháp sau để có một thai kỳ khỏe mạnh như:
Trên đây là bài viết tổng hợp những thông tin có liên quan đến Monosomy X hay hội chứng Turner. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa căn bệnh di truyền này nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.