Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Nghe tim khi khám tim: Những điều cần biết khi đi khám bệnh

Ngày 15/06/2024
Kích thước chữ

Trong thực hành lâm sàng, nghe tim là một thao tác đóng vai trò khá quan trọng khi khám tim. Việc nghe tim hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác các tình trạng bệnh lý ở tim. Thao tác này giúp phát hiện những bất thường trong nhịp đập, âm thanh và cấu trúc của tim, từ đó đưa ra những quyết định điều trị kịp thời và hiệu quả.

Trong thực hành lâm sàng, nghe tim là một thao tác cực kỳ quan trọng khi khám tim, vì nó cung cấp cho bác sĩ những thông tin hữu ích để hỗ trợ chẩn đoán các tình trạng bệnh lý ở tim. Ngoài ra, nghe tim cũng có thể hỗ trợ theo dõi hiệu quả của các biện pháp điều trị đã được áp dụng, cho phép bác sĩ điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết. Cùng Long Châu tìm hiểu thông tin trên kỹ hơn nhé.

Kỹ thuật nghe tim và xác định vị trí nghe tim

Những kỹ thuật và vị trí nghe tim này giúp bác sĩ phát hiện các âm thanh bất thường, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả các bệnh lý tim mạch.

Phương pháp nghe tim

Có hai phương pháp chính để nghe tim: Nghe trực tiếp và nghe bằng ống nghe.

  • Nghe trực tiếp: Bác sĩ áp tai vào một khăn mỏng trải trên ngực bệnh nhân và nghe bằng tai. Tuy nhiên, phương pháp này không còn phổ biến do gây bất tiện, đặc biệt khi nghe vùng nách hoặc với bệnh nhân nữ.
  • Nghe gián tiếp: Sử dụng ống nghe, phương pháp này hiện đang được sử dụng rộng rãi. Ống nghe bao gồm ba phần chính: Dây ống nghe (để đảm bảo chất lượng âm thanh, dây nên có chiều dài không quá 30 cm, đường kính 3-4 cm và vách đủ dày để ngăn tạp âm), phần màng (dẫn truyền các âm có tần số trên 300 Hz) và phần chuông (dẫn truyền các âm có tần số từ 30-150 Hz).
Nghe tim khi khám tim: Những điều cần biết khi đi khám bệnh
Sử dụng ống nghe để nghe tim đang được dùng rộng rãi

Cách nghe tim

Bác sĩ nên nghe tim ở các tư thế khác nhau của bệnh nhân như nằm ngửa, nằm nghiêng sang trái hoặc ngồi. Thay đổi tư thế có thể giúp xác định các âm thanh bất thường một cách chính xác hơn.

Vị trí nghe tim

Việc nghe tim tại các vị trí cụ thể giúp bác sĩ xác định được âm thanh từ các van tim khác nhau:

  • Van 2 lá: Nghe tại mỏm tim, thường nằm ở khoảng liên sườn 3 hoặc xương sườn 5 trên đường vú trái. Nếu có bệnh lý làm thay đổi vị trí mỏm tim (ví dụ sa xuống thấp hoặc dịch sang trái), bác sĩ cần điều chỉnh vị trí nghe tương ứng.
  • Van 3 lá: Nghe ở sụn sườn 6 bên phải.
  • Ổ van động mạch chủ: Có hai vị trí để nghe: Một ở khoảng liên sườn 2 bên phải xương ức và một ở liên sườn 3 sát bờ bên trái xương ức (gọi là vị trí Eck-Botkin).
  • van động mạch phổi: Nghe ở khoảng liên sườn 2 bên trái sát xương ức.
Nghe tim khi khám tim: Những điều cần biết khi đi khám bệnh
Vị trí nghe tim cụ thể của người bệnh

Quy trình nghe tim

Để thực hiện việc nghe tim một cách chính xác và hiệu quả, bác sĩ cần tuân thủ một quy trình cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị: Phòng khám, bác sĩ, bệnh nhân và dụng cụ liên quan.
  • Kiểm tra và đeo tai nghe: Bác sĩ kiểm tra và đeo tai nghe, làm ấm loa nghe trong mùa đông.
  • Đặt ống nghe và nghe tim: Bác sĩ đặt ống nghe lên các vị trí nghe tim, bắt đầu từ mỏm tim và tiếp tục theo trình tự ngược chiều kim đồng hồ, lưu ý bắt mạch.
  • Thực hiện nghe tim: Mỗi lần đặt ống nghe kéo dài khoảng 10 - 20 giây, có thể kéo dài hơn đối với các trường hợp khó xác định chẩn đoán.
  • Kết thúc khám: Thu dọn dụng cụ và hỗ trợ hướng dẫn cho bệnh nhân.
Nghe tim khi khám tim: Những điều cần biết khi đi khám bệnh
Bệnh viện thực hiện quy trình nghe tim để chẩn đoán bệnh chính xác hơn

Kết quả sau khi nghe tim

Tình trạng tim của bệnh nhân thể hiện khi nghe tim bởi các bằng chứng sau:

Nhịp tim

Dưới đây là một số trường hợp có thể nghe được:

  • Tiếng thứ hai phân đôi sinh lý: Đây là hiện tượng khi nghe rõ 2 tiếng thứ hai, thường nghe rõ ở khoảng liên sườn 2 hoặc 3 bên trái vào cuối thở vào. Thông thường chỉ xuất hiện khi người bệnh đứng. Tiếng này phát sinh do các van nhĩ thất đóng không đều, có thể xuất hiện ở người khỏe mạnh hoặc người mắc các bệnh liên quan đến cơ tim.
  • Tiếng thứ nhất phân đôi: Được tạo ra bởi 2 tiếng sát nhau, thường nghe rõ ở vùng mỏm tim hoặc phía trong đường giữa xương đòn lên sườn 5 bên trái. Thường nghe được khi người bệnh đứng. Tiếng này phân đôi sinh ra do các van nhĩ thất đóng không đều, có thể xuất hiện ở người khỏe mạnh, tim hay kích động hoặc người mắc các bệnh ảnh hưởng tới cơ tim.
  • Tiếng clắc mở van 2 lá: Tiếng này thường nghe giống tiếng clắc, âm sắc khô, nghe rõ ở vùng liên sườn 4, 5 trái ở vùng trong mỏm tim và đôi khi nghe được ở đáy tim. Tiếng này có giá trị trong chẩn đoán bệnh hẹp van 2 lá, phát sinh do van 2 lá xơ cứng, khi mở ra, các lá van tách khỏi nhau tạo thành tiếng clắc.
  • Tiếng ngựa phi: Đây là nhịp 3 tiếng, bao gồm tiếng nhỏ vào ở thời kỳ tâm trương. Tiếng này thường nghe rõ ở vùng trong mỏm tim hoặc mỏm tim khi người bệnh nằm nghiêng bên trái. Tiếng ngựa phi thường xuất hiện khi tâm thất bị suy, có thể do tâm thất phải hoặc trái bị suy. Đây là dấu hiệu của suy tâm thất và tiên lượng xấu, đặc biệt là với suy tâm thất trái.

Tiếng tim

Tiếng tim thứ nhất được tạo ra khi các van 2 lá và 3 lá đóng trong thời gian tâm thu, thường nghe trầm dài. Trái lại, tiếng tim thứ hai xuất phát từ việc đóng các van động mạch chủ và động mạch phổi, có âm thanh thanh và gọn hơn. Đôi khi ở một số trẻ em và thanh niên, có thể nghe được tiếng thứ ba sau tiếng thứ hai, được gọi là tiếng thứ ba sinh lý, phát sinh khi máu dồn mạnh từ nhĩ xuống thất ở thời kỳ đầu tâm trương. Tiếng thứ tư, cũng gọi là tiếng tâm nhĩ, cũng có thể được ghi lại trên tâm thanh đồ, nhưng khá hiếm.

Cường độ của hai tiếng tim có thể thay đổi do nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa cá nhân, môi trường trong ngực, cường độ hoạt động của cơ tim và van tim. Ngược lại, cường độ của tiếng tim giảm khi cơ tim yếu hoặc van tim hoạt động kém hiệu quả.

Tiếng thổi

Trong một số trường hợp khám tim, bác sĩ không chỉ nghe các tiếng tim bình thường mà còn lắng nghe các tiếng thổi. Có ba loại tiếng thổi phổ biến mà chúng ta thường gặp trên lâm sàng:

  • Tiếng thổi tâm thu: Nghe thấy trong khi mạch nảy.
  • Tiếng thổi tâm trương: Nghe thấy trong khi mạch chìm.
  • Tiếng thổi liên tục: Nghe thấy cả trong thời gian mạch nảy và mạch chìm.

Tiếng thổi của tim được phân thành hai loại chính:

  • Tiếng thổi thực thể: Xuất phát từ tổn thương ở các van tim, như viêm van 2 lá hoặc viêm van động mạch chủ.
  • Tiếng thổi chức năng: Do buồng tim giãn to vì một lý do nào đó, làm cho các van tim không đóng kín được mỗi khi co bóp. Tiếng này thường là kết quả của một sự tổn thương của cơ tim, không phải tổn thương của màng trong tim.

Tiếng cọ màng ngoài tim

Trong các trường hợp bệnh lý, khi màng ngoài tim bị viêm nhiễm, hai lá của màng này sẽ mất tính nhẵn bóng bình thường và trở nên ráp, khiến cho khi tim co bóp. Các tiếng cọ này thường được nghe rất gần bên tai, và có thể nghe được một hoặc hai tiếng. Vị trí nghe rõ của tiếng cọ thường ở phía trước của tim, gần xương ức bên trái, gần mũi kiếm, không lan ra xa và tiếng cọ sinh ra và mất đi ở cùng một vị trí.

Nghe tim khi khám tim: Những điều cần biết khi đi khám bệnh
Bác sĩ đang xem kết quả nghe tim của bệnh nhân

Mong rằng thông tin về nghe tim trong quá trình khám sức khỏe trên sẽ có vai trò quan trọng trong việc bác sĩ đưa ra chẩn đoán về nhiều vấn đề cho bạn liên quan đến tim mạch.

Xem thêm: Tiếng thổi ở tim cảnh báo dấu hiệu sức khỏe nào?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin