Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tự kỷ là căn bệnh có thể gặp không chỉ ở riêng đối tượng là trẻ em mà cả người lớn cũng có thể mắc phải. Với đối tượng là người lớn, tự kỷ được hiểu là chứng rối loạn phức tạp về thần kinh, gây ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ. Vậy, nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn là gì?
Nhận biết được nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong việc phòng ngừa cũng như điều trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin bổ ích có liên quan tới bệnh tự kỷ ở người lớn. Mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.
Bệnh tự kỷ hay còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ ở người lớn được hiểu một cách đơn giản là chứng rối loạn phức tạp về hệ thần kinh, một khi mắc phải chứng bệnh này, các hoạt động của não bộ sẽ bị ảnh hưởng. Đặc trưng của căn bệnh tự kỷ đó chính là các rối loạn hành vi, sở thích, khả năng giao tiếp, khả năng kiểm soát hành động và suy nghĩ,...
Các triệu chứng bệnh tự kỷ ở người lớn thường không giống nhau. Sở dĩ, bệnh tự kỷ ở người lớn được gọi là phổ tự kỷ do sự đa dạng của các dấu hiệu, triệu chứng và khác biệt về mức độ nghiêm trọng.
Mặc dù bệnh thường được chẩn đoán ở đối tượng là trẻ mới biết đi thế nhưng cũng có các trường hợp đến tuổi trưởng thành thì rối loạn phổ tự kỷ mới được phát hiện.
Bệnh tự kỷ ở người lớn có thể do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây ra bao gồm di truyền và ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Cụ thể:
Theo đó, các cá nhân có người thân trong gia đình mắc bệnh tự kỷ có nguy cơ cao gặp phải chứng rối loạn này hơn những người bình thường từ 2 đến 3 lần. Có tới 15% các trường hợp rối loạn phổ tự kỷ có liên quan đến đột biến 1 gen, còn lại các trường hợp khác đều có liên quan tới nhiều gen. Một số gen đã được chứng minh là có liên quan mật thiết đến bệnh tự kỷ, chúng khiến cho não bộ và các chức năng xã hội, giao tiếp cá nhân của người bệnh bị ảnh hưởng. Không có một gen duy nhất nào là nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ, tuy nhiên, sự tương tác giữa nhiều gen có thể tạo ra một môi trường di truyền, góp phần vào sự hình thành chứng bệnh tự kỷ.
Những ảnh hưởng từ môi trường xung quanh cũng có thể tác động đến cách các gen biểu hiện. Nói một cách đơn giản, một cá nhân có yếu tố di truyền có khả năng cao mắc bệnh tự kỷ kết hợp với việc trải qua các trải nghiệm môi trường nhất định như sự căng thẳng trong gia đình, các chất gây ô nhiễm,... Những yếu tố này sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng tự kỷ.
Mặc dù các chấn thương não bộ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây rối loạn phổ tự kỷ ở người lớn. Song, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chấn thương sọ não cũng là một yếu tố góp phần vào sự phát triển của căn bệnh tự kỷ.
Bệnh tự kỷ ở người lớn sẽ có một số triệu chứng, biểu hiện điển hình như:
Ngoài ra, người bệnh còn có một số biểu hiện khác như đặc biệt thông minh trong một hoặc hai lĩnh vực về chủ đề học thuật nhưng khi thực hiện với người khác thì lại gặp khó khăn. Người bệnh cũng thích làm việc một mình hơn là làm việc với người khác.
Như vậy, chắc hẳn đọc tới đây, bạn đọc đã biết rõ nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn là gì cũng như một số biểu hiện đặc trưng của bệnh. Mặc dù không có cách nào có thể ngăn chặn hoàn toàn chứng tự kỷ ở người lớn nhưng vẫn có cách để điều trị. Việc nhận biết được nguyên nhân, triệu chứng từ sớm sẽ góp phần cải thiện các kỹ năng, hành vi và phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp cho người bệnh một cách tối đa. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn đọc hãy liên hệ với các bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia để được họ giải đáp và tư vấn một cách chi tiết.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.