Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bên cạnh các loại cam, chanh, bưởi,… quýt cũng là một loại trái cây phổ biến tại Việt Nam, được nhiều người lựa chọn vì hương vị đặc trưng. Tuy nhiên trong quả quýt có nhiều vitamin C không vẫn là thắc mắc chung của nhiều người yêu thích loại trái cây này.
Dù quýt là một loại trái cây khá phổ biến trên bàn ăn thường ngày nhưng những gì quýt mang lại cho chúng ta vẫn chưa được hiểu rõ hết. Những công dụng và lợi ích đó là gì? Hi vọng rằng thông qua bài đọc có thể cung cấp và nâng cao thêm những kiến thức cho bạn đọc về loại trái cây thú vị này nhé.
Quýt với tên khoa học là Citrus reticulata, thuộc chi cam chanh và được trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Quả quýt thường nhỏ và dẹt, không giống như cam thường có hình cầu. Hương vị của quýt cũng rất đặc trưng bởi vị ngọt ngào và đậm đà hơn cam thường. Khi chín, quýt sẽ từ rắn chắc thành hơi mềm, nặng so với kích thước quả và có vỏ sần sùi.
Vỏ quýt thường mỏng và rời nên dễ bóc thành từng múi. Quýt được trồng phổ biến ở những khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, một số nơi xem quýt là loại cây trồng chủ lực và đem lại nguồn thu nhập khá cho nhiều người nông dân.
Dựa vào dữ liệu từ U.S.D.A (Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ), mỗi 100 gam quýt sẽ chủ yếu chứa những thành phần sau:
Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng |
Năng lượng | 53 kcal |
Đường | 10.6 g |
Protein | 0.81 g |
Chất xơ | 1.8 g |
Chất béo | 0.31 g |
26.7 mg | |
Vitamin A | 34 μg |
Kali | 166 mg |
Canxi | 37 mg |
Quýt có nhiều vitamin C không? Thông qua những thống kê phía trên, mỗi 100 g quýt sẽ có khoảng 26,7 mg vitamin C.
Với thành phần đa dạng về mặt dinh dưỡng có trong quýt, ngoài việc sử dụng quýt thường xuyên sẽ bổ sung cho cơ thể chúng ta một nguồn dinh dưỡng lành mạnh mà còn đem lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe như nâng cao khả năng miễn dịch, phòng chống các bệnh tim mạch, giảm lượng cholesterol, cải thiện chức năng tiêu hóa,... Những lợi ích liên quan được cụ thể hơn là:
Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Lượng vitamin C mà quýt đem lại sẽ giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể được tăng cường thông qua việc chống và làm giảm các gốc oxy hóa tự do. Giảm thiểu số lượng và tác động của những gốc oxy hóa tự do này sẽ góp phần làm giảm nguy cơ xuất hiện của các loại bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư,…
Bảo vệ tim mạch
Chính những thành phần dinh dưỡng có trong quýt chứa chất chống oxy hóa mà cụ thể là vitamin C góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa cao huyết áp, ổn định hoạt động của hệ tuần hoàn. Ở người cao tuổi, tăng cường bổ sung quýt trong bữa ăn sẽ giúp nâng cao tỉ lệ phòng chống các bệnh tim mạch khác như đau tim, tức ngực, co thắt cơ tim,…
Giảm lượng cholesterol một cách hiệu quả
Với một số người sử dụng vỏ quýt để dùng làm thức uống ngày ngày, thói quen này sẽ giúp giảm hàm lượng cholesterol hấp thụ một cách đáng kể bởi vì trong vỏ quýt có chứa hesperidin. Hesperidin là một bioflavonoid với tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, giảm cholesterol và giảm tình trạng tăng huyết áp.
Ngoài ra trong vỏ quýt còn chứa flavon polymethoxylat có công dụng hỗ trợ cho hệ tim mạch mạnh khỏe.
Cải thiện chức năng tiêu hóa
Quýt được chia ra thành hai phần, phần thịt và phần vỏ. Phần thịt chứa nhiều lượng chất xơ hòa tan, các thành phần dinh dưỡng,… giúp cải thiện chức năng tiêu hóa cho đường ruột sau bữa ăn. Riêng phần vỏ quýt, trong vỏ quýt có chứa một loại hợp chất tên là limonen có tác dụng kiềm ợ nóng, vì vậy sẽ phù hợp cho những ai bị chứng khó tiêu hoặc vị viêm dạ dày nhẹ.
Một số lợi ích cho phụ nữ đang mai thai
Sử dụng quýt sẽ giúp phụ nữ mang thai dễ chịu hơn bởi mùi vị dễ chịu giúp làm giảm tình trạng ốm nghén, trợ tiêu,... Ngoài ra, việc sử dụng quýt sẽ góp phần bổ sung các thành phần dinh dưỡng thiết yếu khác cho phụ nữ có thai, góp phần đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi. Dù vậy lượng sử dụng cũng cần được điều chỉnh sao cho phù hợp để tránh những tác động không tốt.
Giảm các cơn đau đầu, giúp tinh thần dễ chịu
Mùi hương từ tinh dầu vỏ quýt khi chúng ta sử dụng để xông mặt sẽ tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn, giảm các cơn đau đầu, cải thiện tinh thần.
Lợi ích đến từ thành phần dinh dưỡng của quả quýt nếu được sử dụng lâu dài sẽ có tác động đến vẻ đẹp của con người như:
Ngoài sử dụng quả quýt tươi trực tiếp thì sau đây là một vài gợi ý nhỏ mà bạn đọc có thể tham khảo:
Chè lục tàu xá với cái tên gọi khác là lục đậu sa đem lại cho người ăn vị ngọt thanh của nước dừa tươi, đường phèn kèm theo cảm giác bùi bùi của đậu xanh, hạt sen ninh nhừ và vị đắng nhẹ hòa quyện với hương thơm từ vỏ quýt. Sau đây là một số bước làm cơ bản:
Món salad này được hòa trộn bởi hai thành phần chính là:
Việc ăn quýt lúc đói không mang lại nhiều lợi ích mà còn khiến cho bạn có thể gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là với những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa do:
Ngược lại với những công dụng trị ho, long đờm từ vỏ quýt mà ta thường biết, trong thịt quýt lại chứa nhiều celluite khiến cơ thể sinh nhiệt và tạo ra nhiều dịch đờm khiến bạn có thể ho nhiều hơn.
Những thông tin hữu ích được cung cấp trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc "Quýt có nhiều vitamin C không?", từ đó có cách bổ sung hợp lý loại trái cây này mỗi ngày. Theo dõi trang web chính thức của Nhà thuốc Long Châu để có thêm nhiều kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe toàn diện nhé.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.