Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn đã bao giờ nghe qua cụm từ “ráy gai” hay chưa? Thực chất, ráy gai chính là một loại cây. Vậy cụ thể, cây ráy gai là gì? Cây ráy gai có công dụng như thế nào đối với sức khỏe?
Cây ráy gai hay còn có tên gọi khác là chóc gai, mướp gai,... Trong Y học cổ truyền, ráy gai là cây có tính ấm, vị cay, có công dụng tốt trong việc trừ đờm, thanh nhiệt giải độc cũng như bình suyễn. Để biết thêm một số thông tin bổ ích về cây ráy gai, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Theo đó, ráy gai là loại cây thảo dược, có chiều cao trung bình từ 40 đến 70 cm. Thân rễ ráy gai thường nằm ngang và chia thành nhiều đốt. Lá cây mọc thẳng lên từ thân rễ, có mép nguyên lá non hình mũi tên. Ngược lại, lá già xẻ thành hình lông chim và mặt dưới có gai ở gần giữa, phần cuống lá hơi mập, dài hơn phiến lá, phủ bên trên đầy gai. Gốc cây ráy gai có bẹ cùng các thùy hình mác, đầu nhọn.
Cụm hoa cây ráy gai là một bông mo, trục hoa có hình trụ ngắn. Hoa của cây toàn là hoa lưỡng tính, bao hoa có từ 4 đến 6 thùy, chỉ nhị hoa ngắn, có từ 4 đến 6 nhị hoa, bầu có hình dáng giống quả trứng. Riêng quả mọng của cây ráy gai có kích thước ngắn và mọc ở phần đỉnh. Mùa hoa quả của cây ráy gai kéo dài từ tháng 3 đến tháng 4 hàng năm.
Hiện tại ở Việt Nam chỉ có một loại cây ráy gai duy nhất, phân bố rải rác khắp các địa phương vùng trung du miền núi thấp và vùng đồng bằng. Ráy gai là loại cây rất ưa nước, thường mọc thành đám ở bờ ao hồ, kênh rạch hay sông suối. Bên cạnh những quần thể cây mọc tự nhiên, người dân cũng trồng thêm cây này dọc theo các bờ ao để ngăn chặn tình trạng xói lở đất, đồng thời tạo thêm nơi trú ngụ cho những sinh vật khác.
Trong thành phần của cây ráy gai có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, saponin triterpenoid và polyphenol. Đặc biệt hơn, phần lá cây ráy gai có chứa đường, acid hữu cơ, acid amin, polyphenol, phenol,... Rễ và thân cây lại có nhiều tinh bột. Phần hoa chứa nhiều acid hydrocyanic.
Từ đó có thể thấy, mọi bộ phận của cây ráy gai đều có thể khai thác để làm dược liệu. Cây được thu hái quanh năm nhưng sẽ cho thành phẩm chất lượng nhất vào thời điểm mùa đông tới. Để sử dụng cây ráy gai lâu dài, sau khi thu hoạch cần đem đi thái lát và phơi khô, điều quan trọng hơn là cần bảo quản cẩn thận, để ở nơi khô ráo tránh bị ẩm mốc. Có thể sử dụng riêng ráy gai hoặc kết hợp với nhiều các loại dược liệu khác giúp đạt được hiệu quả tối ưu trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh khác nhau.
Trong Y học cổ truyền, cây ráy gai là cây dược liệu có tính ấm, vị cay. Nhờ đó, mà nó mang lại rất nhiều những công dụng khác nhau như giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, thanh nhiệt, giảm phù thũng, tiêu đờm, giảm đau, giải khát,... rất hiệu quả.
Nhờ những công dụng này mà cây ráy gai thường được bào chế để hỗ trợ điều trị cho những trường hợp bị ho, phù thũng, viêm gan ở mức độ nhẹ, vàng da, suy gan, bị tê buốt bàn chân, lở ngứa ngoài da, nước tiểu màu sẫm, đau lưng mỏi gối hay hỗ trợ điều trị di chứng sau sốt rét.
Trong y học hiện đại, cây ráy gai có nhiều các công dụng tốt cho sức khỏe như:
Thực tế cho thấy, cây ráy gai đã được bộ đội ta dùng từ lâu để cải thiện triệu chứng cho nhiều bệnh khác nhau như viêm gan, suy nhược cơ thể, vàng da,... Vào năm 1973, Xưởng Dược X5 thuộc Phòng Quân y - B2 cũng đã sản xuất thành công viên ráy gai kết hợp với bột nghệ giúp bổ gan hiệu quả.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe trong quá trình sử dụng ráy gai, bạn sẽ cần lưu ý một số điều sau đây:
Trước khi sử dụng, hãy tìm hiểu thật kỹ về cây ráy gai. Ngoài ra, nếu trong quá trình sử dụng ráy gai, nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường giống với dị ứng, bạn đọc cần ngưng sử dụng và thăm khám bác sĩ. Không chủ quan, cố sử dụng khiến cho cơ thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm không mong muốn.
Thảo dược ráy gai từ lâu đã được dân gian tin tưởng sử dụng nhờ đặc tính tiện lợi cũng như chi phí thấp. Tuy nhiên, nếu là lần đầu sử dụng, người dùng cần thận trọng. Tất cả những trường hợp sử dụng không đúng cách hay không hiểu cách sử dụng cụ thể đều có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.