Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốt phát ban là bệnh hay xảy ra với trẻ em. Bệnh sốt phát ban có nguy hiểm không là thắc mắc nhiều phụ huynh đặt ra. Bài viết này sẽ thông tin chính xác đến bạn về bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ.
Sốt phát ban là bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Sốt phát ban khác với sốt cao thông thường ở chỗ khi sốt, cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện các ban đỏ nổi lên khắp cơ thể. Liệu sốt phát ban có nguy hiểm không? Điều trị cho trẻ thế nào để nhanh chóng lành bệnh? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Sốt phát ban là tình trạng nóng sốt, trên da có nổi các đốm nhỏ trên bề mặt da hoặc nhô lên khỏi bề mặt da. Sốt phát ban là bệnh do virus human herpes 6 hoặc 7 gây nên. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh do bé tiếp xúc với các trẻ khác có virus trong môi trường nhà trẻ.
Trước khi tìm hiểu bệnh sốt phát ban có nguy hiểm không thì ta cần nắm rõ một số biểu hiện của bệnh:
Bệnh sốt phát ban đỏ thường bị nhầm lẫn với sốt phát ban đào. Ở sốt phát ban đỏ, các vết ban thường ở dạng sần, nổi lên bề mặt da và khi mất đi có để lại những vết thâm dạng vằn hổ rồi mới lặn hoàn toàn. Với sốt ban đào thì khác, sốt ban đào do virus rubella gây nên và các ban thường nổi lên dày hơn, có màu nhạt hơn so với ban đỏ. Trẻ bị ban đào còn bị sưng đau hạch sau tai, hạch cổ.
Việc bé bị sốt phát ban đỏ kèm theo các triệu chứng như quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn khiến các ông bố, bà mẹ lo lắng. Tuy nhiên hầu hết các tác nhân gây sốt phát ban ở trẻ đều là virus lành tính nên trẻ có thể khỏi sau khoảng 5 - 7 ngày điều trị tích cực tại nhà.
Tuy nhiên tuyệt đối không thể chủ quan bởi nhiều trường hợp trẻ sốt phát ban đỏ bị phát hiện muộn và điều trị sai cách đã để lại nhiều di chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Các biến chứng mà sốt phát ban có thể gây ra là các nốt ban bị nhiễm khuẩn, gây lở loét và hình thành sẹo. Hoặc nặng hơn trẻ có thể bị viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy cấp, cơ thể bị mất nước.
Vậy lúc nào thì nên đưa trẻ nhập viện để hạn chế các biến chứng? Khi trẻ sốt cao trên 39 độ kèm co giật và không đáp ứng thuốc hạ sốt. Trẻ có tình trạng sốt phát ban không chuyển biến tốt sau 3 ngày điều trị tại nhà cũng nên đưa ngay đến bác sĩ thăm khám. Đặc biệt với những bé dưới 6 tháng tuổi hoặc các bé có vấn đề về miễn dịch, sức đề kháng kém cùng nhiều bệnh lý bẩm sinh khác thì nên cho trẻ điều trị sốt phát ban đỏ tại bệnh viện ngay từ khi có dấu hiệu phát bệnh.
Sau khi giải đáp được thắc mắc sốt phát ban có nguy hiểm không thì bạn nên quan tâm đến cách điều trị bệnh cũng như phòng bệnh cho bé thật khoa học.
Trường hợp đưa bé đến bệnh viện điều trị thì phụ huynh chỉ cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra và liên tục theo dõi tình trạng sức khoẻ của con. Phụ huynh nên chủ động khai báo các biểu hiện, tiền sử bệnh tật của bé một cách chi tiết nhất để bác sĩ chủ động đưa ra hướng điều trị phù hợp với sức khỏe của bé. Trong quá trình điều trị, bé sẽ được cho dùng hạ sốt và chất bù điện giải để kiểm soát tình trạng sốt cao, mất nước.
Với những bé điều trị tại nhà thì sao? Bạn nên chủ động hạ sốt nhanh cho trẻ cũng như hạn chế việc bé bị mất nước bằng cách cho con uống nhiều nước. Ngoài ra hãy vệ sinh cơ thể bé bằng nước ấm, tắm nhanh và chọn áo quần khô thoáng với chất liệu thấm hút tốt để bé mặc vào. Lúc bé bị sốt phát ban thì hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu, lúc này cần tăng cường cho trẻ ăn uống đủ chất, đặc biệt khuyến khích bé uống nước ép trái cây và ăn nhiều rau xanh để thanh nhiệt, giải độc cơ thể tốt hơn.
Sốt phát ban có nguy hiểm không? Sẽ không nguy hiểm nếu bạn biết cách phòng bệnh cho con thật khoa học. Đầu tiên bạn cần xây dựng chế độ ăn uống thật lành mạnh cho trẻ. Hãy cho bé ăn trái cây giàu Vitamin C cũng như bổ sung sữa chua vào thực đơn hằng ngày để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Khi đưa con đến lớp học, nếu phát hiện trong lớp có bé bị sốt phát ban thì bạn có thể yêu cầu cô giáo cho học sinh mắc bệnh nghỉ học cũng như vệ sinh lớp học thật sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe chung cho các bé. Bên cạnh đó luôn theo dõi tình trạng sức khoẻ của con để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc sốt phát ban có nguy hiểm không. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về bệnh và chủ động điều trị cũng như phòng bệnh cho con thật hiệu quả.
Bảo Thanh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...