Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Tác dụng phụ của vắc xin zona thần kinh là gì? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Ngày 14/11/2024
Kích thước chữ

Khi lên kế hoạch tiêm chủng bất kỳ một loại vắc xin nào thì bạn cần tìm hiểu kỹ và đầy đủ các thông tin liên quan đến loại vắc xin đó, bao gồm cả tác dụng phụ có thể gặp phải sau tiêm. Vậy tác dụng phụ của vắc xin zona thần kinh là gì? Biện pháp phòng ngừa tác dụng phụ của vắc xin zona thần kinh như thế nào?

Việc tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan đến loại vắc xin đang có dự định tiêm ngừa sẽ giúp mọi người có kế hoạch tiêm vắc xin cẩn thận và phòng ngừa sớm các phản ứng phụ có thể xảy ra. Vậy tác dụng phụ của vắc xin zona thần kinh có thể gặp phải là gì?

Tìm hiểu chung về vắc xin zona thần kinh

Có hai loại vắc xin có tác dụng phòng ngừa bệnh zona thần kinh được nghiên cứu và phát triển, bao gồm:

Tuy nhiên, vắc xin Zostavax (Mỹ) đã ngừng lưu hành trong tiêm chủng do những hạn chế về hiệu quả cũng như đối tượng sử dụng.

Trong khi đó, vắc xin Shingrix là một loại vắc xin bất hoạt và tái tổ hợp được đưa vào sử dụng từ năm 2017 cho đến nay tại 51 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một trong những đặc điểm nổi bật của loại vắc xin này chính là khả năng sử dụng an toàn đối với cả những người có hệ miễn dịch bị suy yếu. Do đó, vắc xin Shingrix là một lựa chọn hàng đầu trong việc phòng ngừa bệnh zona thần kinh.

Vắc xin Shingrix được chỉ định tiêm chủng cho nhóm người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ mắc phải bệnh zona thần kinh. Lịch tiêm chủng của vắc xin Shingrix bao gồm 2 mũi cách nhau từ 1 - 2 tháng, tuỳ theo từng đối tượng.

Bộ Y tế Việt Nam đã cấp phép lưu hành tiêm chủng vắc xin Shingrix giúp phòng ngừa bệnh zona thần kinh từ tháng 5/2024 tại Việt Nam. Và hiện nay, Tiêm chủng Long Châu đã nhanh chóng tiếp cận và đưa loại vắc xin này vào hệ thống tiêm chủng vắc xin và triển khai tiêm chủng cho người dân Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc. Vậy tiêm vắc xin zona thần kinh có an toàn không?

Tác dụng phụ của vắc xin zona thần kinh là gì? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả 1
Vắc xin phòng ngừa bệnh zona thần kinh đã có mặt tại Việt Nam

Tiêm vắc xin zona thần kinh có an toàn không?

Tương tự như các loại vắc xin khác, vắc xin phòng bệnh zona thần kinh cũng phải trải qua nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng nhằm chứng minh tính hiệu quả cũng như độ ăn toàn trước khi được cấp phép đưa vào sử dụng.

Theo những dữ liệu mới nhất từ các thử nghiệm lâm sàng cho biết, vắc xin Shingrix giúp phòng ngừa bệnh zona thần kinh đã được chứng minh về hiệu lực cũng như độ an toàn đối với người trường thành trên 50 tuổi, nhất là ở độ tuổi trên 70. Theo kết quả nghiên cứu cho biết, vắc xin Shingrix có hiệu quả phòng ngừa bệnh zona thần kinh lên tới 97,2% ở nhóm người trên 50 tuổi và 90% ở nhóm người từ 70 tuổi trở lên.

Các phản ứng phụ xảy ra sau khi tiêm vắc xin Shingrix đa phần ở mức độ nhẹ và tự khỏi mà không cần điều trị gì. Mặt khác, khi được vận chuyển về Việt Nam, vắc xin Shingrix phòng ngừa bệnh zona thần kinh cần phải trải qua quá trình kiểm duyệt nghiêm ngặt của Bộ Y tế nhằm đảm bảo đáp ứng đủ với các tiêu chuẩn được đưa ra. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh zona thần kinh tại các điểm tiêm chủng ở Việt Nam. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa của mỗi người mà có thể xảy ra tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin phòng zona thần kinh. Vậy tác dụng phụ của vắc xin zona thần kinh có thể gặp là gì?

Tác dụng phụ của vắc xin zona thần kinh là gì? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả 2
Vắc xin phòng bệnh zona thần kinh Shingrix được đánh giá là an toàn và hiệu quả

Tác dụng phụ của vắc xin zona thần kinh là gì?

Tương tự như các loại vắc xin khác, vắc xin zona thần kinh cũng là một chế phẩm sinh học nên có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn khi được tiêm vào cơ thể. Tuy nhiên, nhìn chung thì các tác dụng phụ của vắc xin zona thần kinh thường xảy ra ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi mà không cần can thiệp. Dưới đây là các tác dụng phụ của vắc xin zona thần kinh có thể xảy ra, bao gồm:

  • Phản ứng tại vị trí tiêm: Tại vị trí tiêm xin có thể bị sưng đỏ hoặc đau nhức và có thể tự khỏi. Bạn có thể chườm lạnh xung quanh vết tiêm để giảm sưng nề và đau nhức.
  • Phản ứng toàn thân: Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh zona thần kinh, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác như đau nhức đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá, đau cơ, mệt mỏi, khó chịu, sốt
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Một số tác dụng phụ của vắc xin zona thần kinh hiếm gặp nhưng nguy hiểm như nổi mề đay, phát ban, sưng nề mặt hay cổ họng, khó thở, tim đập nhanh hoặc chóng mặt.

Theo các chuyên gia, việc xảy ra tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin ở mức độ nhẹ hay nặng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thành phần có trong vắc xin, đáp ứng miễn dịch của cơ thể… Khi gặp phải phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin, bạn cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được xử trí kịp thời và đúng cách.

Tác dụng phụ của vắc xin zona thần kinh là gì? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả 3
Sưng đỏ tại vị trí tiêm là một tác dụng phụ của vắc xin zona thần kinh có thể gặp

Biện pháp phòng ngừa tác dụng phụ của vắc xin zona thần kinh sau tiêm

Nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các tác dụng phụ của vắc xin zona thần kinh có thể xảy ra, việc tuân thủ theo đúng quy trình tiêm chủng an toàn cũng như chăm sóc đúng cách sau tiêm vắc xin là rất quan trọng. Dưới đây là biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra tác dụng phụ sau tiêm vắc xin zona thần kinh, cụ thể như sau:

  • Khám sàng lọc trước tiêm: Người tiêm chủng cần được thăm khám sàng lọc kỹ lưỡng trước khi tiêm bởi các bác sĩ có chuyên môn cao. Điều này nhằm đảm bảo người tiêm có đủ điều kiện sức khỏe để tiêm vắc xin và giảm thiểu nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Đối chiếu các thông tin về vắc xin trước khi tiêm: Người tiêm cùng với điều dưỡng viên thực hiện mũi tiêm cần kiểm tra kỹ lưỡng về các thông tin quan trọng về loại vắc xin được tiêm như tên vắc xin, hãng sản xuất vắc xin, liều lượng, đường tiêm, hạn sử dụng cũng như điều kiện bảo quản vắc xin. Đây là bước quan trọng cần thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng của vắc xin. Bên cạnh đó, điều dưỡng viên cũng cần phải kiểm tra hồ sơ tiêm chủng của người tiêm để đảm bảo tiêm đúng loại vắc xin được chỉ định tiêm dựa trên tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý và lịch tiêm chủng trước đó của người tiêm.
  • Theo dõi sau tiêm: Người tiêm vắc xin cần ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi các phản ứng tức thì của vắc xin đối với cơ thể, nhất là các phản ứng phụ nghiêm trọng như sốc phản vệ. Đây là khoảng thời gian rất quan trọng để các nhân viên y tế có thể can thiệp kịp thời nếu xảy ra bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào ở người tiêm vắc xin.
Tác dụng phụ của vắc xin zona thần kinh là gì? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả 4
Người tiêm cần được bác sĩ có chuyên môn cao khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm

Bạn có thể đến Trung tâm tiêm chủng Long Châu để tiêm ngừa zona thần kinh. Với cơ sở vật chất hiện đại và dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp, Long Châu cam kết mang đến cho bạn sự an tâm và bảo vệ tốt nhất trước nguy cơ bệnh zona thần kinh. Hãy đến và trải nghiệm dịch vụ chất lượng tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu!

Tóm lại, các tác dụng phụ của vắc xin zona thần kinh thường nhẹ và thường tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Vắc xin Shingrix đã được chứng minh là một lựa chọn an toàn và hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh zona thần kinh, đặc biệt dành cho những người từ 50 tuổi trở lên hoặc những người từ 18 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao. Sử dụng vắc xin này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lớn tuổi.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin