Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi những nụ cười đáng yêu và niềm vui của con trẻ dường như bị ảnh hưởng bởi cảm giác khó chịu, đau đớn bởi cơn táo bón gây ra. Bài viết sau sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu và có biện pháp xử lí phù hợp với tình trạng táo bón của con.
Táo bón là một trong những tình trạng "bất ổn" ở hệ tiêu hóa thường gặp ở trẻ em. Táo bón ở trẻ em lâu ngày sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe đường ruột nói riêng. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm dấu hiệu trẻ bị táo bón, nguyên nhân là gì và làm sao để khắc phục?
Theo các thống kê, táo bón xuất hiện với tỉ lệ lên đến 30% ở trẻ em. Trong đó, 95% là táo bón chức năng, nghĩa là không có tổn thương hay bất thường gì ở đường tiêu hóa của trẻ. Còn lại 5% là táo bón do các nguyên nhân bệnh lý như Hirschsprung (bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh gây phình đại tràng), suy giáp, xơ nang, dị tật hậu môn trực tràng,…
Táo bón chức năng thường gặp ở trẻ em vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện, bên cạnh đó, một số nguyên nhân có thể góp phần làm gia tăng tình trạng táo bón ở trẻ em như:
Có 3 thời điểm táo bón dễ xảy ra với trẻ em:
Khi bị táo bón, phân thường cứng chắc hơn bình thường làm trẻ đi tiêu rất khó khăn. Cảm giác đau đớn khiến trẻ quấy khóc và sợ không dám đi tiêu tiếp tục. Kèm theo đó là tình trạng biếng ăn, lâu dần khi các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt dẫn đến trẻ có thể bị thấp còi, nhẹ cân, tiêu hóa kém, lờ mờ, mệt mỏi.
Nếu tình trạng táo bón nặng và kéo dài, trẻ có thể gặp khó khăn khi đi tiểu, tiểu lắt nhắt, tiểu dầm, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, biếng ăn, chậm tăng cân hoặc suy dinh dưỡng.
Táo bón được chẩn đoán theo tiêu chuẩn ROME IV, táo bón chức năng được xác định khi: Trẻ dưới 4 tuổi triệu chứng phải kéo dài ít nhất 1 tháng và phải có ít nhất 2 trong số các tiêu chuẩn sau:
Cha mẹ cũng có thể nhận biết con bị táo bón thông qua tính chất phân: Loại 3 và 4 được coi như bình thường, trong khi 1 và 2 gợi ý tình trạng táo bón.
Trong chế độ ăn dành cho trẻ bị táo bón nặng cần cho trẻ uống đủ nước, rau. Ngoài ra nên dạy cho trẻ có thói quen đi vệ sinh, không được nhịn.
Bên cạnh việc bổ sung nước cũng như chất xơ cha mẹ cũng cần lưu ý:
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ vận động thường xuyên, các hoạt động thể chất đơn giản như: Đi bộ, chạy nhảy, các bài tập tay, chân,... để giúp kích thích nhu động ruột cải thiện tình trạng táo bón.
Bên cạnh đó, sử dụng các thuốc hỗ trợ điều trị táo bón cũng giúp cải thiện tình trạng nhanh chóng.
Thuốc táo bón hút nước làm mềm phân (nhuận tràng thẩm thấu)
Thuốc chứa thành phần là các tác nhân hydrat hóa giúp thu thập các chất lỏng từ mô xung quanh vào ruột, nhờ đó phân sẽ được làm mềm và dễ dàng tống xuất ra ngoài. Một số thuốc nhuận tràng thẩm thấu phổ biến trên thị trường: Lactulose, lactitol, polyethylene glycol và các thuốc hỗ trợ điều trị táo bón khác. Trong đó, Lactulose mang lại nhiều lợi ích trong hỗ trợ điều trị táo bón với cơ chế tác dụng kép: Vừa giúp hỗ trợ điều trị táo bón, vừa giúp tăng sinh lợi khuẩn ruột, giúp bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa lâu dài.
Thuốc táo bón tạo khối
Giúp bổ sung chất xơ, tăng hấp thụ nước trong đường ruột và giúp làm mềm phân. Những thuốc này khá an toàn nhưng có thể cản trở hấp thụ các loại thuốc khác. Đây chỉ là giải pháp tạm thời giúp giải quyết nhanh tình trạng táo bón, do đó chỉ nên dùng thuốc trong ngắn hạn. Nếu dùng lâu dài có thể gây hạ kali máu và làm giảm chức năng đại tràng.
Thuốc táo bón kích thích hay bơm thụt
Nhóm thuốc này có cơ chế hoạt động là kích thích các dây thần kinh ở ruột kết, từ đó làm tăng nhu động ruột để đẩy nhanh quá trình đào thải phân ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể làm suy yếu khả năng đại tiện tự nhiên của cơ thể và gây ra tình trạng phụ thuộc thuốc, gây trầy xước, nguy cơ nhiễm trùng hoặc có thể dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng như: Tổn thương trực tràng/đại tràng, thủng trực tràng, mất cân bằng điện giải khi dùng kéo dài, đau bụng, đầy bụng, ảnh hưởng cân bằng hệ khuẩn ruột.
Thuốc táo bón làm mềm phân
Chứa những chất hoạt động bề mặt như natri docusate giúp tăng cường độ ẩm cho phân, chống mất nước.
Thuốc táo bón bôi trơn
Loại thuốc này cung cấp một thành phần đặc biệt là chất paraffin có tác dụng đưa phân đi qua ruột một cách dễ dàng. Thuốc không nên được dùng quá 1 tuần do có thể gây biến chứng hình thành u hạt đường tiêu hóa và tình trạng rò hậu môn.
Như vậy, táo bón ở trẻ em tuy không phải là tình trạng hiếm gặp, nhưng nếu không được điều trị đúng cách từ sớm thì sẽ dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, cha mẹ hãy thường xuyên chú ý và theo dõi tình trạng của con để kịp thời phát hiện và khắc phục. Bên cạnh đó, ngoài thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng, cha mẹ đừng quên tìm và lựa chọn thuốc phù hợp với trẻ nhé.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.