Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thắc mắc: Có nên băng vết thương khi ngủ hay không?

Ngày 27/08/2022
Kích thước chữ

Băng bó giúp bảo vệ vết thương, tránh những yếu tố gây hại đến từ môi trường. Vậy thì có nên băng vết thương khi ngủ hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Trong quá trình sinh hoạt và lao động chắc chắn không thể tránh được việc bị thương. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chăm sóc vết thương như thế nào là đúng cách. Đặc biệt, rất nhiều người thắc mắc: Có nên băng vết thương khi ngủ hay không? 

Cần băng bó vết thương khi nào?

Những trường hợp không cần băng vết thương

Để vết thương hở sẽ mang đến khả năng chúng chà xát vào quần áo, dễ dính phải bụi bẩn. Nếu vết thương ở vị trí thường xuyên phải làm việc thì có thể gây ra nhiễm trùng. Cho nên nếu như những vết hở với kích thước nhỏ hơn nữa lại không nằm ở những vùng có thể bị dính bẩn hoặc quần áo cọ xát, thì bạn không cần phải băng chúng lại. 

Việc không băng bó còn cho vết thương nhanh khô và nhanh lành hơn. Bên cạnh đó trong những trường hợp lở loét do tỳ đè cũng được khuyến cáo là nên để khô tự nhiên.

Có nên băng vết thương khi ngủ hay không? 1

Vết thương nhỏ không cần băng bó 

Những trường hợp cần băng bó vết thương

Đối với những vết thương lớn nếu không băng kín sẽ có thể làm cho vết thương không được che phủ. Từ đó dẫn tới khô các tế bào bề mặt mới, điều này làm bệnh nhân thêm đau đớn, làm chậm quá trình chữa lành. 

Vì vậy, những vết thương hở lớn cần được băng bó để đảm bảo vô khuẩn và giữ không bị ướt để vết thương luôn sạch sẽ, giảm khả năng để lại sẹo và nhanh lành hơn. Ngoài ra, trong những trường hợp vết thương ở vị trí dễ bị bẩn, dễ cọ xát vào quần áo như tay chân thì bạn nên băng kín cùng với miếng gạc vô khuẩn để đảm bảo an toàn.

Có nên băng vết thương khi ngủ hay không? 2

Những vết thương lớn chảy nhiều máu cần băng bó để cầm máu 

Vết thương thường lành trong bao lâu?

Thông thường một vết thương sẽ khép miệng và có thể cắt chỉ trong khoảng 3 - 14 ngày. Tuy nhiên, thời gian này sẽ khác nhau tùy vị trí và tính chất của vết thương. Ví dụ: Ở da đầu hay những vùng cử động cọ xát nhiều như gối, khuỷu,... quá trình lành vết thương sẽ kéo dài trong nhiều tháng.

Khi bị thương thì hầu hết sẽ có tình trạng chảy máu, việc chảy máu này có tác dụng chính là để rửa sạch vết thương. Tuy nhiên nếu để mất máu quá nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe bản thân. Khi thấy vết thương chảy máu sử dụng một miếng vải sạch, gạc hay tờ giấy xốp để đè lên vị trí vết thương, nhằm tạo áp lực giúp cầm máu.

Thực hiện như vậy khoảng 5 - 10 phú đến hoặc cứ giữ cho đến khi máu hết chảy. Nếu như máu thấm ướt hết miếng gạc, chú ý không nên lấy chúng ra mà dùng miếng gạc khác đè lên trên để tránh vết thương chưa khô tiếp tục chảy máu nhiều hơn.

Những vết thương nhỏ có thể tự cầm máu trong một thời gian ngắn, tuy nhiên đối với những vị trí nguy hiểm như đầu, mặt, miệng là nơi có nhiều mạch máu hơn, cần lập tức có phương pháp cầm máu thích hợp. Nếu như vết thương ở tay hay chân bạn có thể nâng cao chúng hơn vị trí của tim để làm giảm bớt tốc độ chảy máu. 

Nếu vết thương sắc gọn, nông thì có thể tự lành, do đó chỉ cần rửa sạch xung quanh vết thương bằng xà phòng sau đó băng lại để 3 - 7 ngày là vết thương có thể khỏi hẳn.Tuy nhiên trong quá trình rửa cần tránh để xà phòng chảy vào vết thương gây ra kích ứng. 

Có nên băng vết thương khi ngủ hay không?  3

Rửa sạch vết thương trước khi băng bó 

Lưu ý để giúp vết thương nhanh lành

Trước khi băng bó vết thương cần vệ sinh sạch sẽ để tránh tình trạng nhiễm trùng. Nếu như vết thương có dịch, bạn cần thay băng mỗi ngày, đảm bảo luôn sạch sẽ, khô thoáng. Đối với một số vết thương lớn, mất nhiều da có thể phủ lên trên bề mặt một lớp gạc ẩm có vaseline hoặc là dầu mù u để hỗ trợ làm giảm sẹo cũng như thúc đẩy vết thương lành nhanh hơn.

Trên thực tế, nếu như vết thương của bạn có nhiều mủ, mô chết thì nên thoa thêm một ít hỗn hợp pomade và kháng sinh để giúp vết thương mau liền cũng như được khử trùng tốt hơn. Tuy nhiên, cần áp dụng phương pháp này trước khi vết thương khép miệng để có được hiệu quả tốt nhất. 

Đối với những vết thương có vảy thì không nên cậy, để chúng bong tự nhiên, tránh tình trạng chảy máu. 

Có nên băng vết thương khi ngủ hay không? 5

Đối với những vết thương nhẹ thì băng bó khi ngủ là không cần thiết 

Vậy thì có nên băng vết thương khi ngủ hay không? 

Đối với những vết thương nhẹ thì điều này không cần thiết, chỉ cần xử lý đúng cách, và giữ cho vết thương cao hơn tim thì chỉ sau vài ngày chúng sẽ tự lành, không để lại phù nề. Việc băng bó kín mít trong môi trường ẩm không chỉ khiến tốc độ lành bệnh chậm đi mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng rất nguy hiểm. 

Những vết thương ở tay, chân, khi ngủ bạn chỉ cần kê lên một chiếc đệm hoặc gối để hạn chế tác động mạnh, giúp giảm đau nhức cũng như hỗ trợ vết thương lành nhanh hơn.

Còn đối với những vết thương lớn, có thể băng bó kể cả khi ngủ để giúp cầm máu, hạn chế tiếp xúc với môi trường. 

Lưu ý đối với vết thương hở

  • Nếu chấn thương nặng hoặc vết thương quá sâu, cần lập tức đến gặp bác sĩ, tránh tự xử lý tại nhà.
  • Bác sĩ có thể kê kháng sinh đường uống trong một số trường hợp chấn thương nặng hoặc có vết bầm tím. Tuy nhiên, cần tránh tự ý dùng bởi chúng có thể không cần thiết trong mọi trường hợp.
  • Nếu như vết thương xảy ra do đinh, dây đồng, mảnh kính,... cần tiêm phòng uốn ván trong thời gian nhanh nhất để tránh nhiễm trùng.
  • Một vài vết thương có thể gây tích tụ mủ, làm tăng cao nguy cơ nhiễm trùng. Trong trường hợp này, cần thấm hết mũ hoặc dẫn lưu (đối với trường hợp vết thương sâu) để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Đặc biệt trong trường hợp bỏng có chảy máu nghiêm trọng, cần lập tức đến gặp bác sĩ để được chữa trị đúng cách và kịp thời. 
  • Không nên lạm dụng oxy già để rửa vết thương, bởi chúng có thể khiến vết thương lâu lành hơn. 

Qua bài viết trên của chúng tôi, chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi: có nên băng vết thương khi ngủ hay không rồi chứ? Hãy theo dõi tình trạng vết thương của mình để có phương pháp điều trị phù hợp nhất nhé!

Thảo My 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin