Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị tắc tuyến lệ đạo. Nếu chăm sóc tốt, tình trạng tắc tuyến lệ sẽ tự khỏi nhưng vẫn có trường hợp nặng không thể tự khỏi, do đó cần thông lệ đạo để tuyến lệ hoạt động bình thường. Vậy những trường hợp nào cần thông lệ đạo? Có những phương pháp thông nào?
Nước mắt được tiết ra thường xuyên trên bề mặt mắt có tác dụng bôi trơn và cung cấp dinh dưỡng cho giác mạc mắt. Hệ thống lệ đạo gồm các ống dẫn nhỏ từ điểm lệ ở vùng góc trong mắt xuống mũi giúp dẫn lưu lượng nước mắt thường xuyên xuống mũi. Khi các ống này bị tắc nghẽn khiến nước mắt không thoát xuống mũi được và chảy ra ngoài gọi là tình trạng tắc tuyến lệ đạo. Do đó, người bệnh cần phải được thông lệ đạo.
Tuyến lệ giữ vai trò quan trọng trong việc giữ ẩm và cung cấp oxy cho nhãn cầu. Tuyến lệ hoạt động liên tục từ khi trẻ được sinh ra cho đến khi già đi để giữ ẩm cho mắt. Ngoài ra khi ta khóc, làm tiết nước mắt chứa kháng viêm tự nhiên giúp làm sạch và bảo vệ mắt, tránh các tác nhân có thể làm tổn thương mắt.
Hầu hết trường hợp tắc tuyến lệ hay gọi là tắc tuyến lệ đạo xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do tuyến lệ chưa phát triển hoàn toàn. Đối tượng bị tắc tuyến lệ còn mở rộng ra từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành và người lớn tuổi, bệnh về mắt này thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.
Hơn 20% trường hợp trẻ nhỏ bị tắc tuyến lệ bẩm sinh, cụ thể là ở trẻ mới sinh được 1 - 2 tuần hoặc có thể muộn hơn. Hầu hết trường hợp này tự khỏi khi trẻ được 1 tuổi.
Tắc tuyến lệ còn do những vấn đề cụ thể sau:
Nếu nguyên nhân gây tắc tuyến lệ là do bệnh lý hoặc dị tật cấu trúc thì việc điều trị khó khăn hơn. Các bệnh cụ thể gồm: Bệnh polyp mũi, tuyến lệ bị tổn thương, xương mũi chặn đường dẫn của nước mắt, nhiễm trùng mắt, u nang hoặc mặt làm tăng áp lực cho ống dẫn nước mắt,…
Việc chẩn đoán xác định bệnh tắc tuyến lệ cho phần lớn trẻ nhỏ thường dựa theo triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng. Nếu do tuyến lệ chưa phát triển hoàn toàn, chỉ cần biện pháp chăm sóc sẽ giúp người bệnh tự khỏi sau một khoảng thời gian.
Ngoài ra, tắc tuyến lệ còn do những nguyên nhân khác ít gặp hơn là:
Tắc tuyến lệ đạo có thể làm vi trùng ứ đọng trong ống lệ mũi và gây viêm túi lệ và có các triệu chứng của nhiễm trùng ở mắt bao gồm:
Do cơ thể cũng như mắt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều nhạy cảm nên việc phẫu thuật hay can thiệp nhỏ đều rất hạn chế. Nếu trẻ được chăm sóc tốt một thời gian, hầu hết trường hợp tắc tuyến lệ ở trẻ đều tự khỏi, chỉ trường hợp không tự khỏi hoặc chuyển nặng mới cần phải thông tắc tuyến lệ hay gọi là thông lệ đạo. Bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp tùy vào từng nguyên nhân và đối tượng:
Có 3 phương pháp chính trong kỹ thuật thông tắc tuyến lệ bao gồm:
Bệnh nhân sẽ được chỉ định bơm rửa lệ đạo trong các trường hợp sau:
Lưu ý rằng thông tắc tuyến lệ chống chỉ định với trẻ bị áp xe túi lệ. Do đó bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán cẩn thận trước khi chỉ định phẫu thuật.
Do phần lớn trường hợp trẻ bị tắc tuyến lệ sẽ tự khỏi hoàn toàn qua các biện pháp chăm sóc tại nhà, nên phụ huynh có thể áp dụng các cách chăm sóc trẻ sau đây:
Tắc tuyến lệ ở trẻ có thể gây sưng mắt và có nguy cơ bị nhiễm trùng cao nên việc vệ sinh mắt của trẻ là rất quan trọng. Phụ huynh chỉ cần dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt cho trẻ mỗi ngày hoặc dùng bông gòn thấm nước muối, lau mắt nhẹ nhàng cho trẻ. Đặc biệt, phụ huynh cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên ghèn màu vàng dính trên mắt trẻ vì chúng là nơi vi khuẩn phát triển gây bội nhiễm.
Ngoài ra, để ngăn ngừa bội nhiễm, phụ huynh sử dụng thuốc mỡ, thuốc bôi kháng sinh cho mắt của trẻ theo chỉ định của bác sĩ.
Kỹ thuật day mắt cho trẻ sẽ giúp thông tắc tuyến lệ của trẻ, phù hợp cho trường hợp tắc tuyến lệ nhẹ. Phụ huynh cần thực hiện đúng kỹ thuật mới hiệu quả. Đầu tiên, phụ huynh vệ sinh tay sạch sẽ, sát khuẩn và cắt ngắn móng tay để tránh gây tổn thương hay làm nhiễm trùng cho mắt.
Sau đó, massage thông tuyến lệ bằng ngón tay nhẹ nhàng vùng góc mắt cho trẻ, từ góc trong của mí mắt sau đó di chuyển xuống phía mũi, giúp ống tuyến lệ bị tắc có thể tự thông chất lỏng và dịch nhầy, từ đó tự khỏi bệnh. Nên thực hiện cách massage này đều đặn từ 5 - 10 lần/ngày, kéo dài 5 - 10 phút/lần.
Tóm lại, nếu tình trạng tắc tuyến lệ kéo dài và các biện pháp chăm sóc tại nhà không hiệu quả, phụ huynh nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để khám chuyên khoa và được thông lệ đạo sớm. Trong thời gian điều trị bệnh, không được để trẻ dụi mắt, khiến tình trạng tắc tuyến lệ nặng hơn và có nguy cơ gây bội nhiễm hoặc tổn thương mắt.
Xem thêm: Bị rát mắt phải làm sao? Mách bạn 5 cách khắc phục hiệu quả
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.