Tiêm filler má: Những điều bạn nên biết trước khi thực hiện
Ngày 17/10/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Tiêm filler má là phương pháp khắc phục hiệu quả khuyết điểm như sẹo mụn, nếp nhăn, má hóp, gò má cao,… Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm thông tin về dịch vụ làm đẹp này.
Tiêm filler má được đánh giá là cách cải thiện khuyết điểm như má hóp, gò má không cân đối,… hiệu quả, an toàn và nhanh chóng. Để hiểu hơn về phương pháp tiêm filler má, bạn hãy theo dõi ngay những chia sẻ dưới đây.
Thế nào là tiêm filler má?
Tiêm filler má là thủ thuật đưa chất làm đầy (filler) vào vùng má cần cải thiện. Phương pháp làm đẹp này sẽ giúp xương gò má bớt cao hơn, vùng má hai bên cũng trở nên đầy đặn và cân đối, nhờ đó mà gương mặt cũng trẻ trung, hài hòa hơn. Toàn bộ quy trình tiêm filler má diễn ra khá nhanh chóng, thường chỉ mất 15 – 30 phút cho mỗi lần tiêm filler. Bên cạnh đó, filler má cũng có nhiều loại với các chất khác nhau như:
Acid Hyaluronic (HA): Là loại chất làm đầy rất phổ biến, tồn tại tự nhiên trong da và cơ thể có khả năng tự sản sinh. Tuy nhiên do quá trình lão hóa tự nhiên mà lượng HA trong da ngày một mất đi nên tiêm filler má với HA có thể giúp da căng bóng, trẻ trung hơn. Thời gian duy trì của loại filler này là khoảng 6 – 12 tháng.
Canxi Hydroxylapatite (CaHA): Là 1 chất tự nhiên có trong xương và khi tiêm vào dưới da sẽ tạo độ đầy đặn cho gò má, đồng thời làm phẳng các nếp nhăn với thời gian duy trì khoảng 15 tháng.
Poly-L-Lactic Acid (PLLA): Chất làm đầy tổng hợp kích thích cơ thể sản sinh thêm collagen, chuyên dụng trong các trường hợp cần cải thiện nếp nhăn sâu trên má và thời gian duy trì khá lâu, thường từ 2 năm trở lên.
Polymethylmethacrylate (PMMA): Là những hạt collagen siêu nhỏ giúp vùng má thêm săn chắc và đầy đặn hơn. Các bác sĩ thẩm mỹ thường sử dụng loại filler này để định hình cấu trúc khuôn mặt với hiệu quả kéo dài trong nhiều năm nhưng cần tiêm nhắc lại đều đặn.
Tác dụng khi tiêm filler má
Lão hóa, giảm cân quá mức, thói quen sinh hoạt,… có thể khiến gương mặt, gò má hốc hác, mất cân đối. Khi này, tiêm filler má là phương pháp cải thiện hiệu quả những khuyết điểm ở má, cụ thể như:
Tiêm filler má giúp định hình và giảm độ cao của xương gò má.
Cải thiện tình trạng má gầy gò.
Tạo hình má bầu bĩnh, đầy đặn.
Giúp gương mặt thêm đầy đặn, cân đối và trẻ trung, tươi trẻ hơn.
Làm đầy, cải thiện các nếp nhăn trên gương mặt nói chung và trên hai bên má nói riêng.
Tăng thể tích và độ căng ở vùng má.
Có nên tiêm filler má không?
Khi tìm hiểu về tiêm filler má, nhiều người không khỏi thắc mắc liệu có nên chọn phương pháp này không. Câu trả lời từ chuyên gia thẩm mỹ là có, so với những phương pháp khác như phẫu thuật thì tiêm filler má lại có những điểm nổi trội hơn hẳn như:
Khắc phục tối ưu những nhược điểm trên hai bên má như má hóp, gò má cao, hai gò má không đều nhau, gương mặt hốc hác, gầy gò, nhiều nếp nhăn,…
Hỗ trợ làn da căng bóng, sáng mịn và tươi trẻ hơn.
Thời gian thực hiện tiêm filler má và hồi phục sau khi tiêm nhanh chóng, có thể quay lại làm việc, sinh hoạt bình thường ngay sau khi tiêm.
Chi phí tương đối thấp hơn so với biện pháp phẫu thuật thẩm mỹ có xâm lấn.
Được đánh giá là phương pháp làm đẹp an toàn, hiệu quả và rủi ro thấp.
Chỉ định và chống chỉ định tiêm filler má
Tuy tiêm filler má là phương pháp an toàn nhưng vẫn có một số trường hợp chống chỉ định và chỉ định cụ thể.
Chỉ định tiêm filler má
Tiêm filler má được chỉ định cho những đối tượng gồm:
Người có sức khỏe tốt.
Người có mong muốn khắc phục khuyết điểm gò má như má góp, gò má không cân đối, gò má cao,…
Một số trường hợp được bác sĩ khuyến cáo không nên tiến hành tiêm filler má bao gồm:
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên tiêm filler má.
Người dị ứng với các chất tổng hợp có trong một số chất làm đầy.
Người mắc chứng rối loạn máu hoặc thalassemia.
Người mắc bệnh tự miễn.
Bệnh nhân bị nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng tại vị trí viêm, áp xe răng, nhiễm trùng tai, mũi hoặc cổ họng.
Người mắc bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, vảy nến, bạch biến, mụn trứng cá,…
Người bị lao phổi không nên tiêm filler má.
Quy trình tiêm filler má
Tiêm filler mà là kỹ thuật nội khoa tương đối phức tạp nên đòi hỏi độ chính xác cao về kỹ thuật, chất lượng filler và vị trí tiêm. Do đó, bác sĩ thực hiện tiêm filler má phải là người có chuyên môn tốt, tay nghề giỏi và được đào tạo bài bản về các bước trong quy trình tiêm filler má.
Bước 1: Bác sĩ tư vấn thủ thuật tiêm filler má và phổ biến đến khách hàng về quy trình tiêm.
Bước 2: Tẩy trang, làm sạch vị trí cần tiêm, chụp hình gương mặt trước khi tiến hành tiêm filler má.
Bước 3: Gây tê nhằm giảm cảm giác khó chịu trong quá trình thực hiện.
Bước 4: Sát khuẩn vị trí tiêm filler má với bông cồn 70 độ hoặc povidine.
Bước 5: Bác sĩ bắt đầu tiêm filler với liều lượng đã xác định.
Bước 6: Tư vấn cách chăm sóc, vệ sinh da và phục hồi, theo dõi sức khỏe tại nhà cho khách hàng sau khi tiêm. Sau đó chụp ảnh gương mặt sau điều trị và hẹn ngày tái khám để theo dõi, đánh giá hiệu quả điều trị cũng như xử lý kịp thời những vấn đề bất thường (nếu có).
Ưu, nhược điểm khi tiêm filler má
Phương pháp tiêm filler má có những ưu điểm gồm:
Hiệu quả nhanh chóng;
Chi phí thấp hơn phẫu thuật;
Rủi ro thấp, ít biến chứng;
Quy trình tiêm filler má nhanh chóng từ 15 – 30 phút;
Phục hồi nhanh chóng sau khi tiêm.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì tiêm filler má cũng tồn tại một số nhược điểm như:
Nhìn chung, tiêm filler má là cách làm đẹp, cải thiện khuyết điểm gương mặt nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Để giảm tối đa nguy cơ rủi ro khi tiêm filler má, bạn nên ưu tiên chọn lựa những cơ sở thẩm mỹ uy tín, chất lượng cao, trang thiết bị hiện đại, bác sĩ giỏi chuyên môn,…
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.