Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hành vi gây thương tích cho chính mình hay còn gọi là tự hại. Đây là tình trạng không hề hiếm gặp trong xã hội ngày nay. Rất nhiều người có xu hướng tự làm tổn thương bản thân mỗi khi gặp căng thẳng, stress.
Vậy, hành vi gây thương tích cho chính mình có phải là một dạng bệnh tâm lý hay không? Nguyên nhân là do đâu và khi nào cần được khám bác sĩ? Tất cả sẽ được giải đáp một cách chi tiết ngay trong bài viết dưới đây của Long Châu.
Hành vi gây thương tích cho chính mình hay tự hại bản thân (self-harm), tự gây thương tích là những hành động cố tình làm hại cơ thể của chính bạn. Những hành vi này bao gồm tự cắt hoặc gây bỏng cho cơ thể. Đây là có thể là biểu hiện của sự rối loạn tâm lý hoặc là cách mà rất nhiều người thực hiện để đối phó với nỗi đau tinh thần, sự giận dữ hay thất vọng.
Sau khi tự gây thương tích cho bản thân, người thực hiện có thể cảm thấy được giải tỏa căng thẳng, stress và bình yên một cách tạm thời. Nhưng ngay sau đó, các cảm giác xấu hổ và tội lỗi cùng cảm xúc đau đớn, buồn bã sẽ quay trở lại. Mặc dù những vết thương không quá đe dọa đến tính mạng, thế nhưng vẫn có ghi nhận những trường hợp người bệnh tự gây hấn một cách nghiêm trọng, hậu quả là có thể dẫn đến tự tử, tử vong.
Để có thể thoát khỏi tình trạng đáng lo ngại này, bạn sẽ cần tìm đến những phương pháp điều trị tâm lý khác phù hợp hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho một người có xu hướng tự gây thương tích cho chính mình và những nguyên nhân này không hề đơn giản. Nhìn chung, một người sẽ tự làm tổn thương mình vì:
Thông qua việc tự làm đau bản thân, người đó đang cố gắng để có thể:
Phần lớn, những người tự gây thương tích thường là những thanh niên hoặc thiếu niên, những đối tượng có cảm xúc dễ biến động hơn, dễ bị tổn thương tâm lý, phải đối mặt với nhiều áp lực hay xung đột với bố mẹ, người lớn trong xã hội. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là không gặp tình trạng này ở những lứa tuổi khác.
Các dấu hiệu nhận biết hành vi tự gây thương tích ở một người bao gồm:
Nếu nhận thấy người thân của mình có những dấu hiệu như trên, bạn cần quan tâm hơn đến sức khỏe tinh thần của họ. Để tình trạng này kéo dài lâu không can thiệp sẽ khiến cho sức khỏe tinh thần của họ bị ảnh hưởng lớn, khó quay về trạng thái bình thường như ban đầu.
Hãy tìm kiếm những sự giúp đỡ ngay khi bạn đang có ý nghĩ tự làm hại chính mình. Tự làm mình bị thương dù bằng cách nào đi chăng nữa cũng là dấu hiệu cảnh báo vấn đề cần được giải quyết.
Bạn hãy nói chuyện với người thân, bạn bè hay những người bạn có thể tin tưởng, bác sĩ, nhà tâm lý học, y tá hoặc giáo viên. Ngoài ra, nếu như bạn cảm thấy xấu hổ vì những hành vi của mình, hãy tìm đến những người không phán xét bạn để nhận sự giúp đỡ, quan tâm.
Không có biện pháp nào có thể giúp ngăn chặn hành vi gây thương tích một cách chắc chắn. Nhưng để giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra tình trạng này, sẽ cần có sự tham gia, phối hợp của các cá nhân, cộng đồng, gia đình và bạn bè, những người xung quanh.
Vì khả năng đối mặt với những áp lực, biến cố trong cuộc sống của mỗi người là rất khác nhau. Chính vì thế, mỗi người đều có những cách riêng của mình, bao gồm cả những cách tiêu cực nhất. Quan trọng là bạn cần hiểu, làm đau thể xác sẽ không thể khiến cho nỗi đau tinh thần của bạn mất đi, thậm chí nó còn thêm tồi tệ hơn bao giờ hết. Đừng cố gắng chịu đựng một mình, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh khi cần và ngược lại, hãy quan tâm đến những người bên cạnh mình để có thể giúp đỡ họ mỗi khi họ cần.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.