Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhịn ăn trước phẫu thuật vẫn luôn là mối bận tâm của không ít độc giả. Vậy trước khi mổ mắt có được ăn không? Trong khuôn khổ của bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này đồng thời bật mí cho bạn đọc một số bệnh về mắt cần phẫu thuật.
Trước khi mổ mắt có được ăn không? Đây vẫn luôn là câu hỏi được nhiều độc giả đặt ra. Trước khi giải đáp thắc mắc này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu một số bệnh về mắt cần được phẫu thuật trước nhé.
Mắt là bộ phận vô cùng quan trọng. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay thì tỷ lệ người mắc các bệnh lý về mắt ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hoá. Trên thực tế, nhiều bệnh lý về mắt nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Vậy đâu là các bệnh lý về mắt cần phải phẫu thuật?
Dưới đây là một số bệnh về mắt cần phẫu thuật, bạn đọc có thể tham khảo:
Võng mạc tiểu đường là một trong những biến chứng khá phổ biến của bệnh tiểu đường lên mắt. Trong bệnh tiểu đường, sự gia tăng đường huyết chính là nguyên nhân gây tổn thương nhiều cơ quan, trong đó có mắt.
Các tổn thương ở đáy mắt có thể trở nên nghiêm trọng hơn bao gồm xuất huyết võng mạc, phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Đục thuỷ tinh thể là hiện tượng mờ đi ống kính tinh thể ở một hoặc cả hai mắt. Sự mờ đi của ống kính tinh thể ngăn cản không cho tia sáng lọt qua, hậu quả là võng mạc không thu được hình ảnh và thị lực suy giảm, nếu không được can thiệp điều trị kịp thời và hiệu quả có thể dẫn đến mù lòa. Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa.
Nguyên nhân gây bệnh đục thuỷ tinh thể có thể là do thuỷ tinh thể bị thiếu oxy, giảm protein và tăng lượng nước. Tình trạng này của thuỷ tinh thể có thể xuất phát từ các yếu tố như thường xuyên tiếp xúc với mặt trời, ánh sáng nhân tạo, tiếp xúc với vi trùng, virus hoặc chất độc của môi trường.
Tăng nhãn áp là thuật ngữ dùng để mô tả nhóm bệnh lý về mắt, trong đó áp suất của chất lỏng bên trong mắt tăng cao khiến cho thần kinh thị giác bị tổn thương. Đây là tình trạng bệnh lý vô cùng phức tạp và nguy hiểm, là nguyên nhân đứng thứ 2 dẫn đến mù lòa sau bệnh đục thuỷ tinh thể.
Bệnh tăng nhãn áp thường xảy ra ở những đối tượng bị viễn thị, có cơ địa và thần kinh nhạy cảm. Bên cạnh đó, người có tiền sử gia đình mắc tăng nhãn áp cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Thoái hoá điểm vàng là bệnh lý về mắt có liên quan đến tuổi tác, xảy ra chủ yếu ở đối tượng trong độ tuổi trên 60 tuổi. Bệnh thường diễn tiến chậm và thầm lặng song một khi đã tiến triển thì rất khó điều trị và gây ra mù lòa không hồi phục.
Nguyên nhân gây thoái hoá điểm vàng bao gồm sự hình thành và tích tụ của drusen dưới võng mạc gây viêm hoàng điểm hoặc thoái hoá. Bên cạnh đó, sự phát triển bất thường của các mạch máu dưới võng mạc cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thoái hoá điểm vàng.
Tật khúc xạ là thuật ngữ chung dùng để chỉ các rối loạn về mắt bao gồm cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị. Khi mắt gặp phải các vấn đề về khúc xạ, hình ảnh từ môi trường xung quanh không thể hội tụ trên võng mạc một cách chính xác và kết quả là tầm nhìn bị mờ, thị lực bị giảm sút.
Về cơ bản, phẫu thuật khúc xạ giúp cải thiện tình trạng suy giảm thị lực do tật khúc xạ, giúp người bệnh nhìn rõ mà không phải đeo kính. Tuy nhiên, trong trường hợp này người bệnh có thể phẫu thuật hoặc không. Điều này phụ thuộc vào nhu cầu và mong muốn của từng người.
Các nghiên cứu y khoa đã chứng minh việc nhịn ăn trước phẫu thuật là điều vô cùng cần thiết giúp cho cuộc mổ diễn ra thuận lợi hơn. Nhịn ăn trước phẫu thuật là việc người bệnh nhịn ăn trong một khoảng thời gian nhất định khiến dạ dày rỗng nhằm mục đích trách những biến chứng trong và sau phẫu thuật.
Tuy nhiên, tùy vào thể trạng cũng như tính chất cuộc mổ mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định người bệnh có cần nhịn ăn không hay nói cách khác người bệnh có được ăn không. Vậy trước khi mổ mắt có được ăn không?
Với câu hỏi trước khi mổ mắt có được ăn không, thật khó có thể đưa ra một câu trả lời cụ thể và chính xác bởi điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có phương pháp mổ mắt. Để biết được câu trả lời chính xác, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể, loại phẫu thuật mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn có cần nhịn ăn trước phẫu thuật hay không.
Về cơ bản, đối với các cuộc mổ mắt gây tê như phẫu thuật khúc xạ, người bệnh hoàn toàn có thể ăn uống bình thường trước mổ. Tuy nhiên, trong ngày đi khám và làm xét nghiệm, bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhịn ăn để làm xét nghiệm. Việc nhịn ăn lúc này giúp đảm bảo xét nghiệm cho ra kết quả chính xác, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn trước khi tiến hành phẫu thuật.
Đối với các cuộc mổ mắt sử dụng phương pháp vô cảm là gây mê, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nhịn ăn để tránh các biến chứng gây tổn hại đến sức khoẻ của người bệnh. Việc bạn cần làm lúc này là tuân thủ các quy định về việc nhịn ăn trước mổ để đảm bảo an toàn.
Nhìn chung, để đảm bảo an toàn, trước một cuộc mổ hay phẫu thuật, dù là ngắn hay dài, dù là gây tê hay gây mê, bạn cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bác sĩ có yêu cầu bạn phải nhịn ăn, bạn cần tuyệt đối tuân thủ.
Sau mổ mắt, để đảm bảo an toàn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh các bệnh về mắt cần phẫu thuật và những lưu ý khi mổ mắt. Hy vọng với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về các bệnh lý này đồng thời nắm được những lưu ý chăm sóc sau mổ mắt và giải đáp được thắc mắc trước khi mổ mắt có được ăn không. Cảm ơn bạn đọc đã luôn dõi theo các bài viết sức khoẻ mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ trong thời gian vừa qua.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.