Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Da/
  4. Bạch biến

Bệnh bạch biến là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Bạch biến là một bệnh da liễu khi các tế bào sắc tố da bị phá hủy và dẫn đến sự thay đổi màu da. Bệnh này biểu hiện qua những dát hoặc mảng da mất sắc tố, sáng hơn so với vùng da xung quanh, không gây ngứa hay đóng vảy.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung bạch biến

Bạch biến là một bệnh da do rối loạn sắc tố với các đám da giảm hoặc mất sắc tố có thể gặp ở mọi vị trí trên cơ thể nhưng thường gặp ở vùng mặt, cẳng tay và bộ phận sinh dục.

Bệnh bạch biến có thể khởi phát ở bất kỳ tuổi nào, nhưng thường gặp ở người trẻ. Nam chiếm 32,5% và nữ là 67,5%. Một số trường hợp bệnh có tính chất gia đình.

Các thể lâm sàng của bạch biến bao gồm:

  • Thể khu trú: Mảng với kích thước to nhỏ khác nhau, đám mất sắc tố một hoặc hai bên cơ thể. Thể đoạn cả một đoạn chi, hay thân mình xuất hiện đám da mất sắc tố.
  • Thể lan tỏa: Gần như toàn bộ mặt hoặc rải rác trên thân mình có thể có đối xứng hoặc không, xuất hiện các đám da mất sắc tố trông tương tự như bệnh bạch tạng.
  • Thể hỗn hợp: Tổn thương ở cả mặt và rải rác khắp toàn thân.

Một số bệnh có liên quan đến bệnh bạch biến:

  • 2 - 38% người bệnh bạch biến có liên quan đến tuyến giáp.
  • 1 - 7,1% người bệnh bạch biến bị tiểu đường.
  • Khoảng 2% người bệnh bị bạch biến bị bệnh Addison.
  • Khoảng 16% người bệnh bạch biến có rụng tóc thành từng mảng.
  • Khoảng 37% lông, tóc trắng trên dát bạch biến.
  • Có một số người bệnh bạch biến có bớt dạng Halo.

Một số người bệnh bạch biến xuất hiện ung thư da.

Trong bệnh bạch biến không phân đoạn (còn gọi là bạch biến hai bên hoặc toàn thể), các triệu chứng thường xuất hiện ở cả hai bên cơ thể của bạn dưới dạng các mảng trắng đối xứng. Bạch biến không phân đoạn là loại bạch biến phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 9 trong số 10 người mắc bệnh.

Trong bệnh bạch biến từng đoạn (còn được gọi là bạch biến một bên hoặc cục bộ), các mảng trắng chỉ ảnh hưởng đến một vùng trên cơ thể bạn.

Bạch biến từng đoạn ít phổ biến hơn bạch biến không phân đoạn, mặc dù bệnh này phổ biến hơn ở trẻ em. Nó thường bắt đầu sớm hơn và ảnh hưởng đến 3 trong số 10 trẻ em mắc bệnh bạch biến.

Triệu chứng bạch biến

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch biến

Thương tổn da:

Trên da xuất hiện các vết mất sắc tố hình tròn hay bầu dục, giới hạn rõ, có khuynh hướng phát triển ra ngoại vi và liên kết với nhau, xung quanh có một vùng da đậm sắc hơn màu da bình thường.

Thương tổn không có vảy, không ngứa, không đau. Các vết trắng dần lan rộng và liên kết thành những đám da mất sắc tố rộng hơn, tồn tại dai dẳng có khi cả chục năm. Có những vùng da mất sắc tố tự mờ đi hoặc mất hẳn nhưng thường tái phát những vết mất sắc tố ở các vị trí khác.

Có thể gặp ở vị trí bất kỳ của cơ thể, thường ở mu bàn tay, cổ tay, cẳng tay, mặt, cổ, bộ phận sinh dục, quanh bộ phận sinh dục. Khoảng 80% trường hợp các vết mất sắc tố khu trú ở vùng hở. Các tổn thương thường đối xứng. Nhiều trường hợp chỉ có một bên của cơ thể.

Các triệu chứng khác:

Bệnh khởi phát từ từ, rất khó nhận thấy, nhưng cũng có trường hợp bệnh xuất hiện một cách nhanh chóng. Một số ít bắt đầu bằng giai đoạn đỏ da hoặc một số vùng da bị viêm tấy hơi cao hơn mặt da, biến đi nhanh chóng sau đó mới xuất hiện vết mất sắc tố da. Ở một số người bệnh sau khi phơi nắng, bờ và trung tâm các vết mất sắc tố xuất hiện da thâm dạng như tàn nhang nhưng đến mùa đông biến mất, gặp ở một nửa số người bệnh bị bạch biến.

Tóc hay lông trên vùng tổn thương có nhiều trường hợp cũng mất sắc tố. Lòng bàn tay, bàn chân và niêm mạc thường không xuất hiện tổn thương.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh bạch biến

Bạch biến cũng có thể liên quan đến các vấn đề về mắt, chẳng hạn như viêm mống mắt, viêm lớp giữa của mắt (viêm màng bồ đào) và mất một phần thính giác (giảm thị lực).

Bệnh ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý và thẩm mỹ của người bệnh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân bạch biến

Nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch biến

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh bạch biến, các nguyên nhân này được xếp thành các nhóm chính sau đây:

  • Nguyên nhân có thể do di truyền hoặc phát sinh trong quá trình phát triển.
  • Đột biến ở gen DR4, B13, B35 của HLA.
  • Ảnh hưởng của một bệnh tự miễn.
  • Cơ chế bệnh sinh: Hình thành các tự kháng thể chống lại kháng nguyên của tế bào sắc tố, gây độc cho tế bào, hoặc làm giảm sản xuất sắc tố melanin. Khoảng 20 - 30% người bệnh bạch biến có tự kháng thể chống tuyến giáp, tuyến thượng thận.
  • Một số người bệnh bạch biến phát sinh bệnh là do hoá chất phá huỷ hoặc ức chế hoạt động của tế bào sắc tố dẫn đến quá trình sản xuất sắc tố da melanin cũng giảm theo.
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến là gì?

Bạch biến là một bệnh mãn tính gây mất hoặc giảm sắc tố da, làm cho nhiều vùng da trở nên nhạt màu. Bệnh có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là trên mặt, cổ, tay hoặc các vùng có nhiều nếp nhăn.

Biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh bạch biến?

Cần làm gì để phòng ngừa bệnh bạch biến?

Nguyên nhân gây ra bệnh bạch biến là gì?

Những ai có nguy cơ mắc bệnh bạch biến?

Hỏi đáp (0 bình luận)