Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Hô hấp/
  4. Bệnh sán lá phổi

Bệnh sán lá phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị

Bác sĩNguyễn Thị Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ tốt nghiệp từ Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dinh dưỡng và Y học Dự phòng. Bác sĩ từng là giảng viên tại Trường Đại học Y tế Công cộng và cũng có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng.

Xem thêm thông tin

Bệnh sán lá phổi là một bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng sán lá thuộc chi Paragonimus gây ra. Người bệnh mắc bệnh sán lá phổi thường biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng ở đường hô hấp dưới như ho ra máu, đau ngực, khó thở và dễ chẩn đoán nhầm với bệnh lao phổi và bệnh khác ở phổi. Người nhiễm bệnh do ăn phải tôm, cua chưa được nấu chín và có nhiễm ấu trùng sán lá phổi.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung bệnh sán lá phổi

Bệnh sán lá phổi là gì?

Trên thế giới có hơn 40 loại sán lá phổi thuộc giống Paragonimus đã được báo cáo lây nhiễm cho động vật và người. Trong đó, Paragonimus westermani là loài sán lá phổi phổ biến nhất lây nhiễm sang người và gây bệnh sán lá phổi. Hiện tại ở Việt Nam chỉ mới phát hiện ra loài P. heterotremus gây bệnh trên người. Bệnh sán lá phổi thường gặp ở một số tỉnh như: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Nghệ An.

Sán trưởng thành thường có màu nâu đỏ, hình trứng, kích thước từ 7 - 16mm x 4 - 8mm, có kích thước và hình dáng tương tự hạt cà phê. Chúng là loài lưỡng tính, nghĩa là cùng có một buồng trứng và hai tinh hoàn trong cơ thể.

Triệu chứng bệnh sán lá phổi

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sán lá phổi

Các triệu chứng của bệnh sán lá phổi rất khác nhau giữa mỗi người, phụ thuộc vào vị trí sán ký sinh và sức khỏe của bạn. Nếu bị nhiễm nhẹ thì bạn sẽ biểu hiện các triệu chứng như ho mãn tính kéo dài, đau ngực, khó thở. Nếu nặng, bạn có thể có triệu chứng của các bệnh lý nghiêm trọng như của bệnh viêm phổi, tràn dịch màng phổi, áp xe phổi. Sán lá phổi có thể gây tử vong nếu bạn suy nhược cơ thể và có những cơn ho ra máu kéo dài.

Trong khoảng tháng đầu tiên sau khi bạn bị nhiễm bệnh, ấu trùng sẽ di chuyển khắp vùng bụng, đôi khi gây ra các triệu chứng cơ thể bao gồm:

Sau đó di chuyển từ bụng vào phổi. Ở đó, chúng có thể gây ra các triệu chứng về hô hấp, chẳng hạn như:

  • Ho;
  • Hụt hơi;
  • Đau ngực.

Triệu chứng bệnh sán lá phổi phổ biến nhất là ho ra máu. Ho kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, tiến triển nặng dần.

Có tới 25% số người nhập viện vì sán lá phổi lạc chỗ đến não. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau đầu;
  • Sốt;
  • Nôn mửa;
  • Nhìn đôi;
  • Co giật.
Bệnh sán lá phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị 4
Ho ra máu là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh sán lá phổi

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp ​​bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh sán lá phổi. Bác sĩ sẽ thăm khám và xét nghiệm để giúp chẩn đoán bệnh và tư vấn phương pháp phòng ngừa nhiễm sán cho bạn và gia đình bạn.

Nguyên nhân bệnh sán lá phổi

Nguyên nhân dẫn đến bệnh sán lá phổi

Nguyên nhân của bệnh sán lá phổi là do ký sinh trùng sán lá thuộc chi Paragonimus gây ra. Người nhiễm bệnh do ăn phải tôm hoặc cua chưa nấu chín hẳn có nhiễm ấu trùng sán lá phổi.

Vòng đời phát triển của sán lá phổi:

  • Sán lá phổi đẻ trứng, trứng của chúng theo đờm qua họng ra ngoài hoặc theo phân khi nuốt đờm, trứng rơi vào trong nước.
  • Trứng phát triển và nở ra ấu trùng lông trong môi trường nước.
  • Ấu trùng lông chui vào ốc, phát triển thành ấu trùng đuôi.
  • Ấu trùng đuôi rời ốc bơi tự do trong nước, bám vào tôm cua nước ngọt, rụng đuôi phát triển thành ấu trùng nang ở trong thịt và phủ tạng của tôm, cua.
  • Người (hoặc động vật) ăn phải tôm, cua có ấu trùng nang chưa được nấu chín, sau khi ăn ấu trùng sán vào dạ dày và ruột, xuyên qua thành ống tiêu hóa vào ổ bụng, tiếp tục xuyên qua cơ hoành vào màng phổi và phế quản để làm tổ ở đó.
  • Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng cho đến khi có sán trưởng thành khoảng 5 - 6 tuần.
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh bệnh sán lá phổi

Bệnh sán lá phổi có gây sốt không?

Sốt là một phản ứng phổ biến của cơ thể đối với sự xâm nhập của ký sinh trùng trong giai đoạn đầu của bệnh. Khi sán lá phổi xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch có thể phản ứng bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể để chống lại ký sinh trùng. Sốt do bệnh sán lá phổi có thể đi kèm với các triệu chứng khác như ho, khó thở và đau ngực. Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh nhân đều có triệu chứng sốt và mức độ sốt có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nhiễm bệnh và đáp ứng của cơ thể.

Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh sán lá phổi?

Bệnh sán lá phổi có thể tái phát không?

Bệnh sán lá phổi có thể lây truyền từ người sang người không?

Làm thế nào để kiểm soát bệnh sán lá phổi sau khi điều trị?

Hỏi đáp (0 bình luận)