Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Bệnh nữ giới/
  4. Chửa trứng

Chửa trứng: Bệnh của tế bào nuôi, do các gai rau thoái hóa

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Khánh Vy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại xuất sắc bác sĩ Đa khoa tốt nghiệp tại Liên Bang Nga, với kinh nghiệm chuyên sâu về Sản Phụ khoa và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Xem thêm thông tin

Chửa trứng là bệnh có tần suất khác nhau giữa các khu vực trên thế giới. Đây là một bệnh lành tính, nhưng một số trường hợp bệnh diễn biến thành ung thư nguyên bào nuôi, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu thêm về bệnh chửa trứng và cách điều trị căn bệnh này.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung chửa trứng

Chửa trứng là gì?

Chửa trứng là bệnh của tế bào nuôi, do các gai rau thoái hóa, sưng mọng lên, tạo thành các túi chứa dịch dính vào nhau như chùm nho, thường toàn bộ buồng tử cung chứa các túi dịch trông như trứng ếch.

Dựa vào tổn thương giải phẫu bệnh lý người ta phân ra: 4 loại bệnh của tế bào nuôi: Chửa trứng, xâm lấn, ung thư nguyên bào nuôi, và khối u ở vị trí rau bám. Ngoài ra trong chửa trứng người ta phân ra hai loại:

  • Chửa trứng hoàn toàn là loại chửa trứng trong đó có các gai rau phình to, mạch máu lông rau biến mất, lớp tế bào nuôi tăng sinh mạnh, không có tổ chức thai, có sự biến đổi ADN gồm 46, XX chromosoma là nguồn gốc từ đơn bội thể của người cha không có sự tham gia của trứng.

  • Chửa trứng bán phần: Các gai rau phù nề, gồm cả trứng và thai, thai còn sống hoặc đã chết, hoặc một phần thai, màng ối. Chửa trứng bán phần thường được chẩn đoán khi sẩy thai, chửa trứng bán phần gồm 69 XXY tam bội thể. Khả năng ác tính của chửa trứng bán phần ít hơn chửa trứng toàn phần.

Tiêu chuẩn đánh giá chửa trứng có nguy cơ cao:

  • Kích thước tử cung trước nạo to hơn tuổi thai 20 tuần.

  • Có hai nang hoàng tuyến to hai bên.

  • Tuổi của mẹ trên 40 tuổi.

  • Nồng độ hCG tăng rất cao.

  • Có biến chứng của thai trứng như: Nhiễm độc thai nghén, cường tuyến giáp,…

  • Chửa trứng lặp lại.

Triệu chứng chửa trứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chửa trứng

Ra máu là triệu chứng cơ năng quan trọng đầu tiên, thường ra máu sớm trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén. Huyết thường đen, hoặc đỏ, ra dai dẳng dẫn đến thiếu máu.

Nghén nặng: Thường biểu hiện nôn nhiều, đôi khi xuất hiện phù, protein niệu.

Tử cung to, không tương xứng tuổi thai, mật độ mềm, thường tử cung to hơn so với tuổi thai (trừ loại chửa trứng thoái hóa tử cung không to hơn so với tuổi thai), tim thai âm tính.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh chửa trứng

Nếu không chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời có thể gây băng huyết do sẩy trứng, nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Thủng tử cung: Do trứng ăn sâu vào cơ tử cung gây chảy máu vào ổ bụng. Ung thư nguyên bào nuôi: Tỷ lệ thường gặp là 15 đến 27% có biến chứng thành chorio sau chửa trứng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân chửa trứng

Nguyên nhân dẫn đến chửa trứng

Hiện nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân gây chửa trứng. Người ta cho rằng chửa trứng là một hiện tượng thai nghén không bình thường, trong đó các tổn thương đã làm trứng hỏng nhưng gai rau vẫn được nuôi dưỡng bằng máu mẹ, nên vẫn tiếp tục hoạt động chế tiết và hậu quả là dịch tích lại trong lớp đệm rau và tế bào nuôi tăng sinh.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh chửa trứng

Buồn nôn, nôn có phải do chửa trứng không?

Buồn nôn, nôn có thể là dấu hiệu của chửa trứng, nhưng đây cũng là triệu chứng thường gặp trong các trường hợp mang thai thông thường, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nếu nghi ngờ có dấu hiệu chửa trứng hoặc có các triệu chứng bất thường, nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tại sao chửa trứng có thể gây xuất huyết âm đạo?

Đối tượng nào có nguy cơ mắc tình trạng chửa trứng?

Chửa trứng có cần phải can thiệp phẫu thuật không?

Từng bị chửa trứng thì có thể mang thai không?

Hỏi đáp (0 bình luận)