Tốt nghiệp loại xuất sắc bác sĩ Đa khoa tốt nghiệp tại Liên Bang Nga, với kinh nghiệm chuyên sâu về Sản Phụ khoa và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Khánh Vy
Tốt nghiệp loại xuất sắc bác sĩ Đa khoa tốt nghiệp tại Liên Bang Nga, với kinh nghiệm chuyên sâu về Sản Phụ khoa và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic Ovary Syndrome – PCOS) ngày một tăng lên. Đây là nguyên nhân thường gặp gây ra vô sinh ở nữ. Để ngăn ngừa nguy cơ bị vô sinh hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, mỗi chúng ta cần nắm được hội chứng buồng trứng đa nang là gì và những triệu chứng thường gặp để phát hiện và điều trị sớm.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi bệnh béo phì nhẹ, kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh, và các dấu hiệu của việc thừa nội tiết tố nam (ví dụ như rậm lông, mụn trứng cá).
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường được định nghĩa như một hội chứng lâm sàng, chứ không phải dựa vào sự hiện diện của nang buồng trứng. Nhưng thông thường, buồng trứng chứa nhiều nang noãn từ 2 - 6mm và đôi khi có nang lớn hơn chứa các tế bào sẹo. Buồng trứng có thể bị phìn to ra với vỏ trơn bóng, dày hoặc có thể kích thước bình thường.
Hội chứng này liên quan đến rối loạn chức năng phóng noãn hoặc không phóng noãn và việc thừa nội tiết tố nam với nguyên nhân không rõ ràng. Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy bệnh nhân có bất thường chức năng của cytochrome P450c17 ảnh hưởng đến 17-hydroxylase (tỷ lệ - hạn chế enzyme trong sản xuất nội tiết tố nam), kết quả là tăng sản lượng nội tiết tố nam.
Triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang điển hình thường bắt đầu ở giai đoạn dậy thì và trầm trọng hơn theo thời gian. Tăng tuyến thượng thận trước tuổi, đặc trưng bởi thừa dehydroepiandrosterone sulfate (DHEAS) gây ra sự phát triển sớm của lông nách, mùi cơ thể và nhiều mụn trứng cá nhỏ thường gặp.
Các triệu chứng điển hình bao gồm:
Các triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi, năng lượng thấp, các vấn đề liên quan đến giấc ngủ (bao gồm ngưng thở khi ngủ), tâm trạng thất vọng, trầm cảm, lo lắng và nhức đầu. Ở một số phụ nữ, khả năng mang thai giảm. Các triệu chứng giữa các phụ nữ rất khác nhau.
Nếu phụ nữ PCOS có thai, nguy cơ biến chứng thai kỳ sẽ tăng lên và các biến chứng sẽ bị nặng hơn nếu phụ nữ béo phì. Những biến chứng này bao gồm tiểu đường, sinh non và tiền sản giật.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có một số biến chứng khá nghiêm trọng:
Phụ nữ nên thăm khám phụ khoa định kỳ, đặc biệt đến ngay bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt khi có các triệu chứng:
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân gây nên hội chứng này. Tuy nhiên PCOS được cho là có liên quan đến nhiều yếu tố phối hợp bao gồm: Tình trạng đề kháng insullin, tăng nồng độ hormone Androgens trong máu và rối loạn phóng noãn (rụng trứng).
Nguyên nhân gây hội chứng buồng trứng đa nang vẫn chưa rõ ràng, nhưng được cho là liên quan đến các yếu tố như đề kháng insulin, tăng hormone Androgens và rối loạn phóng noãn.
Xem thêm thông tin: Các nguyên nhân đa nang buồng trứng
Để biết có bị buồng trứng đa nang, bạn có thể chú ý đến các triệu chứng như chu kỳ kinh nguyệt không đều, tăng cân, mụn trứng cá, rậm lông. Tuy nhiên, cách chính xác nhất là đi khám bác sĩ, thực hiện siêu âm buồng trứng và xét nghiệm hormone để chẩn đoán xác định.
Xem thêm thông tin: Tiêu chuẩn chẩn đoán buồng trứng đa nang
Bị buồng trứng đa nang có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai vì tình trạng này gây rối loạn phóng noãn, khiến trứng không rụng đều đặn. Điều này có thể dẫn đến khó thụ thai.
Xem thêm thông tin: Buồng trứng đa nang có con được không?
Buồng trứng đa nang không thể điều trị hoàn toàn, nhưng có thể quản lý và kiểm soát các triệu chứng. Điều trị thường bao gồm việc điều chỉnh hormone, dùng thuốc kích thích rụng trứng nếu cần thụ thai, hoặc điều trị các triệu chứng như mụn, rậm lông.
Xem thêm thông tin: Đa nang buồng trứng có chữa được không?
Thông thường, buồng trứng đa nang không cần phải cắt bỏ buồng trứng. Cắt bỏ buồng trứng chỉ được xem xét trong trường hợp cực kỳ hiếm hoi khi có các vấn đề nghiêm trọng như u buồng trứng hoặc nguy cơ ung thư.
Hỏi đáp (0 bình luận)