Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Nội tiết - chuyển hóa/
  4. Cường Aldosteron tiên phát

Cường Aldosteron tiên phát: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bác sĩDương Bích Tuyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.

Xem thêm thông tin

Cường Aldosteron tiên phát (Primary Aldosteronism) (hay còn gọi là hội chứng Conn) là một vấn đề sức khỏe hiếm gặp xảy ra khi tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều aldosteron. Aldosteron là một loại hormone nội tiết giúp kiểm soát nồng độ natri và kali trong máu, khi nó bị tăng quá nhiều sẽ dẫn đến tăng huyết áp. Chỉ có khoảng 1 trong số 100 trường hợp tăng huyết áp là do Cường Aldosteron tiên phát gây ra. Bệnh thường gặp ở phụ nữ hơn ở nam giới, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp hơn ở độ tuổi từ 30 và 40.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung cường aldosteron tiên phát

Cường Aldosteron tiên phát có nghĩa là tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều hormone aldosteron, loại hormone này có vai trò giúp điều chỉnh bài tiết natri và kali. Tuyến thượng thận là hai tuyến nhỏ hình tam giác nằm trên mỗi quả thận.

Cường Aldosteron tiên phát thường được biểu hiện bằng tình trạng huyết áp cao và nồng độ kali trong máu thấp. Nếu không được kiểm soát, huyết áp cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng bao gồm đau thắt ngực và đột quỵ, trong khi nồng độ kali máu thấp có thể gây ra rối loạn nhịp tim.

Triệu chứng cường aldosteron tiên phát

Những dấu hiệu và triệu chứng của Cường Aldosteron tiên phát

Thông thường, người bệnh không có triệu chứng nhưng cũng có thể biểu hiện các triệu chứng như mệt mỏi, yếu cơ, chuột rút (thứ phát do hạ kali máu), đau đầu và đánh trống ngực. Người bệnh cũng có thể cảm thấy khát nước và đa niệu do đái tháo nhạt gây ra bởi tình trạng hạ kali máu.

Nhiều người được phát hiện mắc bệnh Cường Aldosteron do triệu chứng của hạ kali máu và tăng huyết áp kéo dài. Một số người khác có thể bị rối loạn nhịp tim nghiêm trọng sau khi bắt đầu dùng thuốc lợi tiểu để điều trị tăng huyết áp. Cuối cùng, có một số người bệnh có biểu hiện tăng huyết áp không đáp ứng điều trị (tăng huyết áp kháng trị).

Một số vấn đề có thể gặp của bệnh như:

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Cường Aldosteron tiên phát

Nếu bạn không điều trị bệnh Cường Aldosteron tiên phát, huyết áp của bạn có thể tăng đến mức nguy hiểm. Bệnh cũng gây phá vỡ sự cân bằng điện giải trong cơ thể.

Mất cân bằng điện giải và tăng huyết áp kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Đau thắt ngực hoặc suy tim;
  • Rối loạn nhịp tim;
  • Suy thận;
  • Đột quỵ;
  • Yếu cơ thoáng qua hoặc không thể di chuyển.
Cường Aldos tiên phát 4.jpeg
Yếu cơ thoáng qua có thể là triệu chứng của Cường Aldosteron tiên phát

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi nào cần đến gặp bác sĩ để sàng lọc bệnh?

  • Người bệnh tăng huyết áp độ 2 hoặc độ 3;
  • Tăng huyết áp kháng trị;
  • Tăng huyết áp do hạ kali máu tự phát hoặc do lợi tiểu;
  • Tăng huyết áp kèm theo u tuyến thượng thận;
  • Tăng huyết áp có tiền sử gia đình mắc bệnh tăng huyết áp khởi phát sớm hoặc bệnh mạch máu não;
  • Người bệnh có người thân thế hệ thứ nhất được chẩn đoán mắc bệnh Cường Aldosteron nguyên phát;
  • Bất kỳ người bệnh nào bị nghi ngờ tăng huyết áp thứ phát.

Nguyên nhân cường aldosteron tiên phát

Tăng Aldosteron tiên phát là kết quả của việc tuyến thượng thận sản xuất quá mức hormone aldosteron. Hormone này giúp điều chỉnh sự cân bằng nước và natri, lượng máu và huyết áp của cơ thể.

Trong một số trường hợp, Cường Aldosteron tiên phát là kết quả của các khối u lành tính hoặc không phải ung thư ở một hoặc cả hai tuyến thượng thận.

Hiếm khi, Cường Aldosteron tiên phát xảy ra do rối loạn di truyền. Một số trường hợp cực kỳ hiếm gặp, ung thư ở một hoặc cả hai tuyến thượng thận gây ra chứng tăng aldosteron tiên phát.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh cường aldosteron tiên phát

Cường Aldosteron có phổ biến không?

Cường Aldosteron nguyên phát trước đây là một rối loạn hiếm gặp, nhưng hiện nay khoảng 5% đến 10% người lớn bị huyết áp cao bị ảnh hưởng bởi bệnh này. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và những người được chỉ định là nữ khi sinh (AFAB). Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán khi người bệnh ở độ tuổi 30 hoặc 40.

Có biện pháp nào giúp phòng ngừa cường Aldosteron nguyên phát không?

Cường Aldosteron tác động lên sức khỏe lâu dài của bệnh nhân như thế nào?

Nếu không điều trị, cường Aldosteron có nguy hiểm không?

Nên làm gì để giảm thiểu rủi ro mắc cường Aldosteron nguyên phát?

Hỏi đáp (0 bình luận)