Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Truyền nhiễm/
  4. Dịch hạch

Dịch hạch: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và cách phòng ngừa

Bác sĩVõ Thanh Nhã Văn

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng từ Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ đã có nền tảng vững chắc về an toàn y tế và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh việc hoàn thành khóa huấn luyện an toàn Sơ cấp cứu tại SAFI, bác sĩ còn nhận được bằng khen của Bộ Y tế năm 2021 cho những đóng góp xuất sắc trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Xem thêm thông tin

Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm nổi tiếng với các tên: “Cái chết đen”. Trong thời trung cổ, bệnh đã gây ra cái chết cho 1 nửa dân số ở một vài khu vực hoặc thậm trí làm cho một nơi sầm uất thành bỏ hoang. Hiện nay, với sự phát triển của y học, bệnh dịch hạch dần được kiểm soát tốt hơn.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung dịch hạch

Dịch hạch là gì?

Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được gây ra bởi vi khuẩn Yersinia pestis, thuộc họ Enterobacteriaceae. Bệnh thường gặp ở động vật gặm nhấm như chuột, thỏ... dịch hạch lây lan qua con người và động vật khác thông qua vật trung gian là bọ chét bị nhiễm khuẩn.

Trên lâm sàng, dịch hạch có nhiều thể như thể hạch (chiếm 90%), thể phổi, thể nhiễm khuẩn huyết.

Khi thời tiết hanh khô tạo điều kiện thuận lợi để chuột và bọ chét phát triển làm cho dịch hạch bùng phát mạnh. Đây là một bệnh tiến triển nhanh, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Triệu chứng dịch hạch

Những dấu hiệu và triệu chứng của dịch hạch

Những người bị mắc bệnh dịch hạch từ 2 tới 6 ngày sau khi nhiễm bệnh thường có triệu chứng như bị cúm thông thường. Tùy vào thể gây bệnh sẽ có những dấu hiệu nhận biết dịch hạch khác nhau.

Dịch hạch thể hạch

Người bệnh sẽ bị nổi những hạch bạch huyết phồng to và mềm những hạch này thường nằm ở háng, nách hoặc cổ và kích thước đôi khi to như quả trứng gà.

Những triệu chứng của dịch hạch thể hạch thường xuất hiện từ 2 tới 8 ngày kể từ ngày nhiễm bệnh, bao gồm:

  • Sốt và ớn lạnh;
  • Đau đầu;
  • Đau cơ;
  • Mệt mỏi hoặc khó chịu;
  • Đau bụng, tiêu chảy.

Dịch hạch thể phổi

Dịch hạch thể phổi thường hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm nhất, vì có thể lây từ người qua người thông qua đường hô hấp. Những triệu chứng dịch hạch thể phổi xuất hiện nhanh chỉ sau một ngày nhiễm bệnh. Các triệu chứng bao gồm:

  • Khó thở;
  • Đau ngực;
  • Ho;
  • Sốt;
  • Đau đầu;
  • Cảm thấy mệt mỏi;
  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Đờm có máu.

Dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết

Dấu hiệu bệnh dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết thường bắt đầu sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh vài ngày, tuy nhiên trước khi xuất hiện các triệu chứng, bệnh có thể dẫn tới tử vong. Các triệu chứng dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết bao gồm:

  • Đau bụng;
  • Bệnh tiêu chảy;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Sốt và ớn lạnh;
  • Cơ thể cực kỳ yếu và mệt mỏi;
  • Chảy máu từ mũi, miệng, hậu môn hay dưới da (máu có thể không đông được);
  • Sốc;
  • Da chuyển sang màu đen (hoại tử).

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh dịch hạch

Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm phổ biến, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm sau:

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân dịch hạch

Nguyên nhân dẫn đến dịch hạch

Nguyên nhân gây ra dịch hạch là do nhiễm vi khuẩn Yersinia pestis. Đây là một trực khuẩn Gram âm, thuộc họ Enterobacteriaceae, chúng có thể bị tiêu diệt trong nhiệt độ 5500C trong khoảng thời gian 30 phút, ở 10.000oC trong vòng 1 phút ngoài ra những thuốc sát khuẩn thường dùng cũng có thể tiêu diệt chúng.

Người thường bị mắc bệnh dịch hạch qua vết cắn của bọ chét đã từng cắn qua những động vật bị nhiễm bệnh như chuột, thỏ, sóc,... Đôi khi, nó cũng có thể bị lây lan trực tiếp giữa người với người hoặc với động vật nhiễm bệnh. Ăn thịt động vật có mầm bệnh cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Bệnh dịch hạch cũng có thể lây qua vết xước hoặc vết cắn của thú nuôi trong nhà bị nhiễm bệnh.

Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp về bệnh dịch hạch

Bệnh dịch hạch có gây tử vong không?

Có, bệnh dịch hạch có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Trong quá khứ, bệnh dịch hạch đã gây ra các đợt đại dịch lớn, đặc biệt là "Cái chết đen" vào giữa những năm 1300, khiến hàng triệu người chết ở châu Âu, châu Á và Bắc Phi. Ngày nay, bệnh dịch hạch vẫn có thể nguy hiểm nhưng có thể được điều trị hiệu quả bằng kháng sinh nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến tử vong do các biến chứng như nhiễm trùng huyết, suy tạng hoặc viêm phổi nặng.

Xem thêm thông tin: Cái chết đen: Cơn ác mộng kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại

Bệnh dịch hạch ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh như thế nào?

Hiện nay bệnh dịch hạch còn không?

Dịch hạch có thể chữa được không?

Dịch hạch thường lây qua đường nào?

Hỏi đáp (0 bình luận)