Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, với chuyên môn sâu về Nhi khoa. Hiện đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bác sĩ không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩNguyễn Thị Xoan
Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, với chuyên môn sâu về Nhi khoa. Hiện đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bác sĩ không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
Đứt dây chằng (torn ligament) là tình trạng dây chằng bị rách do lực tác động quá lớn đến khớp, thường xảy ra khi té ngã, tai nạn, hoặc chấn thương thể thao. Vị trí phổ biến gồm mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay cái, cổ và lưng
Đứt dây chằn là tình trạng chấn thương phổ biến xảy ra khi lực tác động mạnh lên các khớp, dẫn đến rách các dây chằng. Nguyên nhân có thể do té ngã khi tham gia các hoạt động thể thao, rơi từ độ cao, hoặc do va chạm mạnh trong các tai nạn. Các vị trí thường gặp chấn thương này bao gồm mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay cái, cổ và lưng.
Mức độ của đứt dây chằng được phân loại với các đặc điểm sau:
Một số triệu chứng gợi ý bạn có thể đứt dây chằng sau chấn thương, bao gồm:
Khả năng phục hồi của dây chằng thường chậm hơn so với những bộ phận khác trên cơ thể do ít mạch máu nuôi và thường xuyên phối hợp với cử động của khớp. Đứt dây chằng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, khó phục hồi như:
Hãy đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình càng sớm càng tốt nếu bạn bị chấn thương và xuất hiện các triệu chứng trên. Sau khi điều trị chấn thương, nếu bạn có những dấu hiệu mới hoặc cơn đau trầm trọng hơn, hãy tái khám để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp.
Bất kì điều gì tác động lực mạnh lên các khớp đều có thể làm đứt dây chằng. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây đứt dây chằng bao gồm:
Những vị trí thường xảy ra tình trạng đứt dây chằng, bao gồm:
Đứt dây chằng là tình trạng chấn thương phổ biến xảy ra khi lực tác động mạnh lên các khớp, dẫn đến rách các dây chằng. Nguyên nhân có thể do té ngã khi tham gia các hoạt động thể thao, rơi từ trên cao hoặc do va chạm mạnh trong các tai nạn. Các vị trí thường gặp chấn thương này bao gồm mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay cái, cổ và lưng.
Những vị trí thường xảy ra tình trạng đứt dây chằng gồm:
Bạn vẫn có thể đi lại khi bị chấn thương dây chằng ở chi dưới, tuy nhiên mức độ tổn thương phải ở độ 1 hoặc độ 2 và việc đi lại có thể gây đau, phạm vi chuyển động khớp của bạn có thể bị hạn chế. Nguyên tắc chung là bạn nên tránh đi bộ nếu việc đó gây đau để dây chằng và khớp không tổn thương thêm.
Xem thêm thông tin: Đứt dây chằng cổ chân có đi được không?
Trung bình 2 - 3 tuần sau mổ thì dây chằng gối sẽ trở về biên độ vận động ban đầu và bệnh nhân có thể đi lại như bình thường. Đối với những người làm những công việc nặng nhọc phải khuân vác, nâng nhấc, ngồi xổm hoặc đi lại nhiều thì thời gian có thể kéo dài khoảng từ 6 tuần đến 2 tháng. Đối với những người chơi thể thao, sau khi mổ tái tạo dây chằng chéo trước thì cần mất từ 7 – 9 tháng mới hồi phục hoàn toàn và sẵn sàng cho các hoạt động luyện tập như trước. Trường hợp nếu bệnh nhân kiên trì tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ thì có thể hồi phục sớm hơn.
Xem thêm thông tin: Đứt dây chằng đầu gối: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Hầu hết những vận động viên bị đứt dây chằng đều có thể tham gia lại môn thể thao mà không để lại hậu quả lâu dài. Phục hồi chức năng sau phẫu thuật là cách tốt nhất để khôi phục tính linh hoạt của dây chằng và các khớp. Hãy hỏi bác sĩ điều trị của bạn xem liệu tình trạng sức khỏe của bạn có an toàn để chơi lại môn thể thao đó hay không và khi nào bạn có thể tiếp tục luyện tập thể thao.
Xem thêm thông tin: Những môn thể thao dễ gây chấn thương dây chằng nhất?
Hỏi đáp (0 bình luận)