Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tim mạch/
  4. Giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là gì? Những vấn đề cần biết về suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới

Bác sĩNguyễn Thị Thu Thảo

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thái Nguyên, bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Chuyên khoa Nội và Nhi. Với kiến thức chuyên môn vững chắc, bác sĩ luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Đặc biệt, bác sĩ đã hoàn thành khóa học về An toàn và Quản lý Chất lượng tại Đại học Y Hà Nội, đảm bảo việc khám chữa bệnh diễn ra an toàn, hiệu quả.

Xem thêm thông tin

Suy giãn tĩnh mạch thường ảnh hưởng nhiều nhất đến các tĩnh mạch ở chân vì quá trình đứng và đi lại làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch của phần dưới cơ thể. Đối với nhiều người, chứng suy giãn tĩnh mạch chỉ đơn giản là vấn đề thẩm mỹ, nhưng với một số người khác bệnh lại gây đau nhức, khó chịu và những vấn đề nghiêm trọng hơn như huyết khối. Việc điều trị có thể bao gồm các biện pháp không dùng thuốc hoặc các biện pháp loại bỏ tĩnh mạch bị giãn.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là là tình trạng tĩnh mạch giãn to dài ra, chạy quanh co và có thể quan sát thấy rõ ngay dưới da. Tình trạng này dẫn đến các dòng máu trào ngược trong lòng tĩnh mạch. Ngoài vấn đề về mặt thẩm mỹ do tĩnh mạch giãn dưới da, bệnh suy giãn tĩnh mạch còn gây ra cảm giác đau nhức, phù, viêm loét... rất khó chịu cho người bệnh. Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể nhưng thường xảy ra ở chân nhiều hơn. Ví dụ: Bệnh trĩ là một loại giãn quá mức của tĩnh mạch ở hậu môn - trực tràng.

Triệu chứng giãn tĩnh mạch

Những dấu hiệu và triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch ban đầu có thể không có triệu chứng hoặc gây căng và sờ rõ ràng nhưng không nhất thiết phải nhìn thấy được. Khi có triệu chứng thì chúng có thể gồm:

  • Cảm giác đau nhức hoặc nặng nề ở chân.
  • Dị cảm ở chân như: Nóng rát, đau nhói, ngứa,...
  • Chuột rút và sưng ở cẳng chân.
  • Các tĩnh mạch giãn thấy rõ nhất khi bệnh nhân đứng: Thấy tĩnh mạch có màu tím đậm hoặc xanh xuất hiện xoắn và phồng lên giống như dây leo trên da ở vùng chân.

Các triệu chứng phân theo giai đoạn bệnh giãn tĩnh mạch nông chi dưới:

  • Ở giai đoạn sớm của bệnh giãn tĩnh mạch nông chi dưới, người bệnh thường chỉ có các dấu hiệu đau chân, nặng chân, nhức mỏi chân, ban đêm bị chuột rút, tê chân, châm chích như có kiến bò ở cẳng chân...
  • Ở giai đoạn tiến triển của bệnh giãn tĩnh mạch nông chi dưới, các triệu chứng giống như giai đoạn đầu nhưng nặng dần lên, phù chân khi đứng lâu, ngồi nhiều liên tục hoặc phù vào buổi chiều sau một ngày làm việc. Phù thường xuất hiện ở vùng mắt cá chân, bàn chân hoặc phù kín đáo hơn, chỉ cảm thấy khi mang giày dép chật so với bình thường.Vùng cẳng chân có thể xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da, tĩnh mạch nông dưới da giãn to, ngoằn ngoèo, tĩnh mạch nổi li ti nhất là vùng cổ chân và bàn chân.
  • Ở giai đoạn cuối sẽ giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da gây viêm loét, nhiễm trùng. Có thể xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch, cục máu này có thể trôi về tim và gây tắc mạch máu phổi (biến chứng rất nặng) có thể dẫn đến tử vong.

Các triệu chứng thường nặng hơn khi thời tiết ấm áp hoặc nếu bạn phải đứng trong thời gian dài. Chúng có thể cải thiện khi bạn đi bộ hoặc nghỉ ngơi và nâng cao chân.

Biến chứng có thể gặp khi mắc suy giãn tĩnh mạch

Thông thường chứng suy giãn tĩnh mạch không chỉ gây khó chịu, mất thẩm mỹ, mà đôi khi chúng cũng gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như chảy máu, phù nề, viêm loét với vết loét khó lành, hình thành cục máu đông dẫn đến thuyên tắc phổi...

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ khi bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu nhiều hơn với chứng giãn tĩnh mạch đang mắc phải, các cơn đau ảnh hưởng giấc ngủ của bạn hay xuất hiện loét da vùng tĩnh mạch bị giãn,...

Giãn tĩnh mạch là gì? Những vấn đề cần biết về giãn tĩnh mạch 4
Hãy đến khám bác sĩ khi các triệu chứng giãn tĩnh mạch diễn tiến xấu đi

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch

Máu di chuyển về tim nhờ các van một chiều trong hệ thống tĩnh mạch. Khi các van bị suy yếu hoặc hư hỏng, khả năng đưa máu quay về tim giảm đi, máu chảy ngược lại và tích tụ trong tĩnh mạch gây giãn tĩnh mạch.

Một cơ chế khác gây nên bệnh lý này là việc ngồi hoặc đứng trong thời gian dài hay bất kỳ tình trạng nào gây áp lực lên vùng bụng như: Thai kỳ, táo bón, khối u,… Vì các hoạt động này làm tăng áp lực về tim của máu tĩnh mạch, khiến máu dồn lại trong tĩnh mạch chân. Sự tích tụ máu ở tĩnh mạch lâu dần gây yếu thành tĩnh mạch và làm hỏng các van. Từ đó, các tĩnh mạch giãn rộng và hiện rõ trên bề mặt da.

Thói quen như hút thuốc, ít vận động, mặc quần áo quá chật, mang giày cao gót, ăn ít chất xơ, cơ thể không đủ dưỡng chất và uống ít nước làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch nông chi dưới.

Tăng cân quá mức cũng là một nguyên nhân tác động đến chân, khiến máu dồn nhiều về phía chân, tăng tình trạng trào ngược do sự gia tăng áp lực từ ổ bụng.

Phẫu thuật có thể gây ra biến chứng huyết khối tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch, đặc biệt là các phẫu thuật sản và niệu khoa, thủ thuật bó bột, bệnh nhân bất động lâu ngày trong gãy xương...

Trong một số ít trường hợp, giãn tĩnh mạch là do các tình trạng khác gây ra. Chúng bao gồm:

  • Cục máu đông trước đó;
  • Khối u trong khung chậu;
  • Mạch máu bất thường (bẩm sinh hay mắc phải).
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo