Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tiêu hóa/
  4. Khó tiêu

Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa chứng khó tiêu hiệu quả

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Khó tiêu không phải là bệnh, mà là tập hợp nhiều triệu chứng của đường tiêu hóa và nhiều bệnh tiêu hóa cụ thể khác. Hầu như ai cũng trải qua các cảm giác đầy hơi, ậm ạch, ợ chua… nhiều lần trong đời. Mọi người thường cảm thấy khó tiêu sau khi ăn các bữa ăn lớn. Tuy nhiên, một số yếu tố khác có thể khiến bạn phát triển các triệu chứng khó tiêu.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung khó tiêu

Khó tiêu là gì?

Khó tiêu là cảm giác đau hoặc khó chịu ở phần trên của bụng; cảm giác này thường tái phát. Nó tập hợp các nhóm triệu chứng tiêu hóa có thể được mô tả như đầy hơi, khó chịu, ợ chua, buồn nôn, nhanh no, cảm giác đầy sau bữa ăn, cồn cào, hoặc nóng rát. Khó tiêu có thể là biểu hiện của một rối loạn tiêu hóa nhẹ như sau một bữa ăn nhiều dầu mỡ, đau dạ dày… Tình trạng này sẽ tự hết sau vài giờ. Tuy nhiên, nếu khó tiêu kéo dài thường xuyên kèm theo các triệu chứng khác như sụt cân, thiếu máu… thì bạn nên khi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt vì có thể đây là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý trầm trọng hơn.

Triệu chứng khó tiêu

Những dấu hiệu và triệu chứng của khó tiêu

Các dấu hiệu của chứng khó tiêu có thể xảy ra bao gồm:

  • Đau bụng hoặc chướng bụng.
  • Ợ nóng.
  • Buồn nôn.
  • Nôn mửa.
  • Nhanh chóng cảm thấy no trong bữa ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Cảm giác nóng trong dạ dày hoặc thực quản.
  • Bị đầy hơi hoặc ợ hơi.
  • Chất nôn có máu hoặc trông giống như bã cà phê.
  • Giảm cân không giải thích được.
  • Phân đen.
  • Khó nuốt.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Vì khó tiêu có thể là một triệu chứng của căn bệnh tiềm ẩn khác nên bạn cần liên hệ với bác sĩ nếu gặp bất kỳ những dấu hiệu sau đây:

  • Nôn mửa nghiêm trọng hoặc có máu trong chất nôn của bạn.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Khó nuốt.
  • Tức ngực.
  • Vàng da vàng mắt.
  • Khó thở.
  • Ợ nóng.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh khó tiêu và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa chứng khó tiêu hiệu quả 1
Khó tiêu có thể dẫn đến nôn mửa

Nguyên nhân khó tiêu

Nguyên nhân dẫn đến khó tiêu

Một số nguyên nhân phổ biến sau đây có thể dẫn đến chứng khó tiêu:

Đây có thể là kết quả của việc ăn nhiều hoặc ăn quá nhanh, nằm xuống quá sớm sau khi ăn có thể khiến thức ăn khó tiêu hóa hơn. Thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ và chất béo, lactose, gluten và các chất không dung nạp khác cũng tăng rủi ro bị chứng khó tiêu.

Sử dụng chất kích thích như hút thuốc, uống quá nhiều rượu bia, cà phê.

Thần kinh bị căng thẳng hoặc gặp một số vấn đề rối loạn tâm lý.

Khó tiêu có thể là một tác dụng phụ khi dùng các loại thuốc. Thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như aspirin, ibuprofen và naproxen, là một trong những nhóm thuốc có thể gây khó tiêu. Thuốc kháng sinh, thuốc điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, cũng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa và gây khó tiêu như một tác dụng phụ.

Khó tiêu cũng là triệu chứng của một số bệnh lý đường tiêu hóa như: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), ung thư dạ dày, loét dạ dày, lactose, hội chứng ruột kích thích (IBS), viêm dạ dày.

Đôi khi bạn có thể bị khó tiêu mà không rõ nguyên nhân. Thuật ngữ y học cho điều này là chứng khó tiêu chức năng.

Chia sẻ:

Kiểm tra nguy cơ trào ngược dạ dày

Những biểu hiện ợ nóng, ợ chua, buồn nôn có thể là cơ sở hình thành nguy cơ trào ngược dạ dày sau này. Kiểm tra ngay với 6 câu hỏi sau nhằm có hướng điều trị và phòng ngừa trào ngược dạ dày hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh khó tiêu

Khó tiêu có điều trị dứt điểm được không?

Khó tiêu thường không có cách điều trị dứt điểm hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát tốt bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, lối sống, và sử dụng thuốc nếu cần.

Thường xuyên bị khó tiêu thì phải làm sao?

Nguyên nhân gây khó tiêu là gì?

Khó tiêu nên uống thuốc gì?

Khó tiêu lâu ngày có sao không?

Hỏi đáp (0 bình luận)