Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Truyền nhiễm/
  4. Lao ruột

Lao ruột: Căn bệnh nguy hiểm không được xem thường

Thạc sĩ - Bác sĩMai Đại Đức Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Lao ruột là tình trạng lao ở ngoài phổi thường gặp ở trong hệ tiêu hóa. Đây là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Bệnh có khả năng lây lan và gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung lao ruột

Lao ruột là gì?

Lao ruột là tình trạng lao ở ngoài phổi do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra, làm các tổn thương tại ống tiêu hóa. Lao ruột thường gặp phải ở những người từ 30 tới 55 tuổi và thường xuất hiện với các tổn thương lao khác như lao phổi.

Lao ruột được chia làm 2 loại:

  • Lao ruột thứ phát: Thường hay gặp, bệnh chỉ xuất hiện khi người bệnh đã bị mắc một số bệnh lao như lao phổi, lao màng bụng, lao hầu họng hoặc lao thực quản. Có nhiều đường lây nhiễm của vi khuẩn lao vào ruột, nhưng chủ yếu là đường tiêu hóa.
  • Lao ruột nguyên phát: Thường hiếm gặp, bệnh lây nhiễm qua đường máu, đường mật, đường bạch huyết hay đường tiếp giáp từ những cơ quan bị lao lân cận qua.

Triệu chứng lao ruột

Những dấu hiệu và triệu chứng của lao ruột

Những triệu chứng của lao ruột thường không đặc hiệu, vì vậy người bệnh thường dễ nhầm lẫn với một vài bệnh lý của đường tiêu hóa.

Một số biểu hiện lâm sàng của bệnh lao ruột là:

  • Sốt;
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân;
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi;
  • Hay ra mồ hôi vào ban đêm;
  • Buồn nôn;
  • Đau bụng, có thể đau ở nơi khu trú hay đau khắp bụng. Đôi khi xuất hiện những cơn đau quặn bụng;
  • Sôi bụng;
  • Tiêu chảy trong thời gian dài;
  • Máu có thể lẫn trong phân;
  • Táo bón.
Lao ruột 1
Sốt là biểu hiện lâm sàng của bệnh lao ruột

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh lao ruột

Lao ruột thường gây ra một số biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm:

  • Bị lồng ruột;
  • Thủng ổ loét gây viêm phúc mạc;
  • Mạch máu tại ổ loét bị vỡ có thể dẫn tới xuất huyết tiêu hóa nặng;
  • Hình thành khối u giống với u đại tràng;
  • Hẹp ruột, gây tình trạng bán tắc hoặc tắc ruột;
  • Gây ra tình trạng kém hấp thu chất dinh dưỡng, làm cơ thể suy kiệt;
  • Tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân lao ruột

Nguyên nhân dẫn đến lao ruột

Tác nhân gây bệnh lao ruột là vi khuẩn lao ở người hoặc động vật.

Nguyên nhân gây lao ruột được chia thành nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

  • Lao ruột nguyên phát: Thường ít gặp, vi khuẩn lao xâm nhập vào đường tiêu hóa qua đường ăn uống, chủ yếu do sử dụng sữa hoặc chế phẩm từ sữa nhiễm vi khuẩn lao từ bò hoặc nước uống có nhiễm vi khuẩn lao. Chúng sẽ khu trú ở ở ruột và lây lan qua các cơ quan khác của cơ thể khi xâm nhập vào đường tiêu hóa.
  • Lao ruột thứ phát: Thường gặp, vi khuẩn lao từ phổi, thực quản, hầu họng, màng bụng lây lan qua ruột.
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh lao ruột

Bệnh lao ruột có lây không?

Bệnh lao ruột không lây qua không khí như lao phổi; thay vào đó, bệnh chủ yếu lây truyền qua thực phẩm nhiễm vi khuẩn lao hoặc khi nuốt phải chất dịch có chứa vi khuẩn từ bệnh nhân. Tỷ lệ bệnh nhân lao ruột mắc lao ở các bộ phận khác là cao, dẫn đến nguy cơ lây lan vi khuẩn trong môi trường. Do đó, bệnh nhân cần chú ý đến thói quen sinh hoạt, như không khạc nhổ bừa bãi và vệ sinh tốt. Người thân cũng nên giữ môi trường sống sạch sẽ, ăn chín uống sôi để ngăn ngừa nhiễm bệnh. Sau khi hoàn thành phác đồ điều trị và có kết quả âm tính, bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống bình thường.

Xem thêm thông tin: Bệnh lao ruột có lây không?

Người bệnh lao ruột nên ăn gì để bồi bổ sức khoẻ?

Thời gian điều trị bệnh lao ruột bao lâu?

Bệnh lao ruột có nguy hiểm không?

Xét nghiệm nào được sử dụng để chẩn đoán lao ruột?

Hỏi đáp (0 bình luận)