Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Truyền nhiễm/
  4. Lao xương

Lao xương: Căn bệnh nguy hiểm với những biến chứng "đáng sợ"

Bác sĩNguyễn Lê Băng Giang

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Lao xương là một tình trạng lao ngoài phổi thường gặp nhất trong những bệnh về xương khớp. Đây là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra một số hậu quả nghiêm trọng thậm chí có thể gây tử vong. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng lao xương và điều trị như thế nào? Chúng ta có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung lao xương

Lao xương là gì?

Lao xương là một tình trạng hệ thống xương bị nhiễm vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis. Bệnh lao chủ yếu ảnh hưởng đến phổi, nhưng trong một số trường hợp, bệnh có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Khi bệnh lao lây lan, bệnh được gọi là bệnh lao ngoài phổi. Lao xương là một loại lao ngoài phổi phổ biến, đứng thứ 3 sau lao màng phổi và lao bạch huyết. Vi khuẩn lao tấn công làm nhiễm khuẩn toàn bộ hệ thống xương của cơ thể hay một vài vị trí xương, lao xương thường gặp là xương cổ, xương cột sống, xương ức, xương bàn tay, xương bàn chân,...

Thông thường, lao xương khu trú ở một vị trí nhất định, đôi khi nó có thể xuất hiện đồng thời nhiều vị trí khác nhau, được gọi là lao xương đa ổ.

Về mặt vi thể, lao xương được chia thành 2 loại chính:

  • Lao xương hoại tử tiết dịch, tạo thành áp xe lạnh;
  • Lao xương tăng trưởng nhanh gây hoại tử tối thiểu, ví dụ như u lao hạt.

Triệu chứng lao xương

Những dấu hiệu và triệu chứng của lao xương

Ở giai đoạn đầu bệnh sẽ tiến triển một cách âm thầm. Do đó những triệu chứng của bệnh xuất hiện rất chậm, làm cho người bệnh khó nhận biết được, việc này gây cản trở quá trình điều trị. Những dấu hiệu mà bạn thường gặp khi bị lao xương là:

  • Đau dữ dội tại vị trí xương khớp bị tổn thương;
  • Vị trí xương khớp bị tổn thương sưng to;
  • Cứng khớp tại các khớp bị lao;
  • Áp xe lạnh: Một ổ mủ hình thành chậm và không có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau, sau dần lan rộng ra và vỡ mủ gây loét.

Khi bệnh lao xương tiến triển nặng hơn, một số dấu hiệu nguy hiểm bao gồm:

Ngoài ra, một số triệu chứng của bệnh lao mà người bệnh lao xương có thể gặp hoặc không:

  • Cơ thể mệt mỏi;
  • Sốt;
  • Đổ mồ hôi về đêm;
  • Sụt cân.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh lao xương

Lao xương thường gây ra một số hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh nếu không được điều trị sớm:

  • Liệt tứ chi;
  • Xẹp đốt sống, gây gù nhọn;
  • Biến chứng về thần kinh;
  • Phải cắt bỏ tay chân ở trẻ nhỏ;
  • Dị tật về xương;
  • Liệt cơ tròn;
  • Teo cơ vận động khớp;
  • Nếu vi khuẩn lao tấn công và ảnh hưởng tới những cơ quan như phổi, màng não, khối áp-xe khi bị vỡ có thể chèn ép tim, trụy mạch, suy hô hấp, gây nguy kịch và dẫn đến tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân lao xương

Nguyên nhân dẫn đến lao xương

Nguyên nhân lao cột sống là do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis hominis gây ra. Đây là một trực khuẩn hiếu khí, chúng sẽ ngừng phát triển ở nhiệt độ 42 độ C và bị tiêu diệt ở 100 độ C trong vòng 10 phút.

Bệnh lao xương khởi phát do sự tấn công của trực khuẩn lao. Vì thế, bệnh lý này có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường khác nhau như đường hô hấp, qua niêm mạc hoặc vết thương hở. Vi khuẩn lao thường xâm nhập vào cơ thể người bệnh qua đường hô hấp rồi khu trú và gây tổn thương phổi. Sau đó, chúng sẽ di chuyển ra phổi đi vào các khớp xương, cột sống thông qua các mạch máu và hạch bạch huyết. Nếu bệnh lao khởi phát ở phụ nữ mang thai có thể lây từ mẹ sang con.

Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp về bệnh lao xương

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân bị bệnh lao xương là gì?

Dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh lao xương là đau tại chỗ, thường xảy ra ở phía sau cột sống, nơi dễ bị ảnh hưởng nhất. Ngoài ra, bệnh nhân có thể trải qua các triệu chứng như sốt, sụt cân và xuất hiện áp xe lạnh hoặc sưng mà không viêm. Do lao xương thường không có triệu chứng đặc trưng và phát bệnh từ từ, vì vậy việc chẩn đoán có thể gặp khó khăn. Một số bệnh nhân có thể không cảm thấy triệu chứng nào, trong khi những người khác có thể gặp co thắt cơ bắp và có dịch mủ từ xoang, cho thấy nhiễm trùng mãn tính.

Xem thêm thông tin: Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng bệnh lao xương

Bệnh lao xương có lây không?

Người bệnh lao xương kiêng ăn gì?

Thuốc nào dùng trong điều trị bệnh lao xương?

Đông y có chữa được bệnh lao xương không?

Hỏi đáp (0 bình luận)