Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Nội tiết - chuyển hóa/
  4. Mất cân bằng nội tiết tố

Mất cân bằng nội tiết tố: Triệu chứng và điều trị như thế nào?

Bác sĩĐỗ Tuấn Tài

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, từng có thời gian công tác tại khoa Khám bệnh - Trung tâm Y tế quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện là bác sĩ tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Nội tiết tố là những hormone chịu trách nhiệm cho nhiều quá trình trong cơ thể. Nhiều tuyến nội tiết liên kết với nhau tạo thành hệ nội tiết giúp kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể như phát triển và tăng trưởng, sinh sản… Khi chúng bị mất cân bằng sẽ gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Mất cân bằng nội tiết tố có thể gây ra nhiều biến chứng, vì vậy cần điều trị càng sớm càng tốt.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung mất cân bằng nội tiết tố

Mất cân bằng nội tiết tố là gì?

Nội tiết tố (hay còn gọi là hormone) là là các chất được sản xuất nhờ các tuyến nội tiết trong cơ thể. Chúng di chuyển trong máu và đến các tế bào, mô, cơ hoặc cơ quan khác để truyền thông tin giúp kiểm soát các quá trình trao đổi chất, sinh sản, tăng trưởng và phát triển, tâm trạng.

Mất cân bằng nội tiết là tình trạng cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc quá ít một hoặc nhiều loại hormone. Khi tình trạng này diễn ra, chỉ cần một thay đổi nhỏ cũng có thể ảnh hưởng xấu đến bạn.

Trong một số trường hợp, mất cân bằng nội tiết có thể tạm thời và thoáng qua. Ví dụ như nồng độ hormone nữ sẽ dao động trong kỳ kinh nguyệt nhưng sau đó sẽ trở về bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, mất cân bằng nội tiết có thể tồn tại dai dẳng và cần được điều trị để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống.

Triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố

Những dấu hiệu và triệu chứng của mất cân bằng nội tiết tố

Nội tiết tố đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Có nhiều dấu hiệu và triệu chứng báo hiệu cho bạn biết bạn đang bị mất cân bằng nội tiết. Tùy thuộc vào tuyến nội tiết nào hoạt động bất thường mà các dấu hiệu và triệu chứng biểu hiện sẽ khác nhau.

Các triệu chứng và dấu hiệu phổ biến thường gặp:

  • Tăng cân;
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân hoặc sụt cân đột ngột;
  • Mệt mỏi;
  • Yếu cơ;
  • Đau nhức và cứng cơ;
  • Đau, cứng và sưng khớp;
  • Nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim chậm;
  • Đổ mồ hôi;
  • Tăng nhạy cảm với tình trạng nóng hoặc lạnh;
  • Táo bón hoặc đi cầu thường xuyên;
  • Thường xuyên đi tiểu;
  • Hay có cảm giác khát hoặc đói;
  • Giảm ham muốn tình dục;
  • Trầm cảm;
  • Hồi hộp, lo lắng hoặc cảm giác khó chịu;
  • Nhìn mờ;
  • Vô sinh;
  • Tóc mỏng và dễ gãy;
  • Da khô;
  • Mặt tròn;
  • Vết rạn da màu hồng hoặc tím.

Tuy nhiên, những triệu chứng được nêu trên không đặc trưng cho bệnh. Có thể bạn có triệu chứng nhưng không phải do mất cân bằng nội tiết tố. Một số triệu chứng là của bệnh lý mạn tính khác mà bạn đang mắc phải.

Mất cân bằng nội tiết tố: Triệu chứng và điều trị như thế nào? 4
Các triệu chứng của nam và nữ là khác nhau và đa dạng

Dấu hiệu hoặc triệu chứng ở những người được xác định là nữ sau khi sinh (AFAB)*

Ở những người có buồng trứng, một kết quả phổ biến nhất của mất cân bằng nội tiết tố là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Chu kỳ của nội tiết tố sẽ thay đổi tự nhiên theo các giai đoạn của sự phát triển: Dậy thì, thai kỳ, cho con bú, mãn kinh.

Các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố cụ thể ở những người được xác định là nữ sau khi sinh bao gồm:

  • Kinh nguyệt nhiều hoặc không đều, bao gồm cả không có kinh nguyệt, kinh nguyệt kéo dài;
  • Lông rậm hoặc nhiều lông bất thường trên mặt, cằm hoặc các bộ phận khác trên cơ thể;
  • Mụn ở mặt, ngực hoặc lưng;
  • Rụng tóc;
  • Tăng sắc tố, đặc biệt là ở cổ, háng, dưới vú;
  • Mụn thịt;
  • Khô âm đạo;
  • Teo âm đạo;
  • Đau khi quan hệ tình dục;
  • Đổ mồ hôi trộm;
  • Đau đầu.

Dấu hiệu hoặc triệu chứng ở những người được xác định là nam sau khi sinh (AMAB)**

Testosterone đóng vai trò quan trọng trong các hormone của nam giới. Nếu không sản xuất đủ testosterone sẽ gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố ở những người được xác định là nam sau khi sinh:

  • Vú to;
  • Đau ở vú;
  • Rối loạn cương dương;
  • Lông và râu phát triển kém;
  • Giảm khối lượng cơ;
  • Loãng xương;
  • Kém tập trung;
  • Bốc hỏa.

Cần lưu ý là những người được xác định là nữ sau khi sinh cũng có thể bị mất cân bằng testosterone.

Dấu hiệu hoặc triệu chứng ở trẻ em

Trẻ bắt đầu sản xuất hormone khi bước vào tuổi dậy thì. Nhiều trẻ em có thể dậy thì sớm hơn hoặc muộn hơn. Một số trẻ dậy thì muộn nhưng vẫn trải qua giai đoạn dậy thì bình thường điển hình, một số trẻ có thể mắc tình trạng suy sinh dục.

Dấu hiệu hoặc triệu chứng ở trẻ em là:

  • Khối lượng cơ bắp kém phát triển;
  • Giọng nói nhỏ nhẹ;
  • Lông trên cơ thể mọc ít và thưa;
  • Dương vật và tinh hoàn phát triển chậm;
  • Chân và tay phát triển quá mức so với thân mình;
  • Vú to ở nam giới;
  • Không có kinh nguyệt;
  • Vú không phát triển;
  • Không tăng trưởng theo tốc độ bình thường.

Tác động của mất cân bằng nội tiết tố đối với sức khỏe

Một số tác động của mất cân bằng nội tiết ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn:

  • Mụn trứng cá: Mụn trứng cá gắn liền với sự thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì. Thường xuất hiện ở những vùng da nhiều dầu như mặt, ngực, lưng trên.
  • Tăng cân: Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và sử dụng năng lượng của cơ thể. Ví dụ như hội chứng Cushing có thể khiến bạn thừa cân hoặc béo phì.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh mất cân bằng nội tiết tố

Hội chứng buồng trứng đa nang là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh. Khi mắc bệnh, nội tiết tố mất cân bằng khiến trứng không rụng, do đó bạn không thể mang thai. Nếu có thể mang thai thì hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến quá trình mang thai cho bạn và trẻ như sảy thai, đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, cân nặng trẻ khi sinh lớn.

Mất cân bằng nội tiết có liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe mạn tính khác. Nếu không điều trị, bạn có thể có nguy cơ mắc một số tình trạng bệnh lý:

  • Đái tháo đường;
  • Đái tháo nhạt;
  • Tăng huyết áp;
  • Tăng cholesterol;
  • Bệnh tim mạch;
  • Bệnh thần kinh;
  • Béo phì;
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ;
  • Tổn thương thận;
  • Trầm cảm và lo âu;
  • Ung thư nội mạc tử cung;
  • Ung thư vú;
  • Loãng xương;
  • Mất cơ;
  • Tiểu không tự chủ;
  • Vô sinh;
  • Rối loạn chức năng tình dục;
  • Bướu cổ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào được nêu ở trên dai dẳng kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán sớm. Điều trị sớm giúp bạn kiểm soát bệnh, hạn chế biến chứng và có một cuộc sống bình thường.

Mất cân bằng nội tiết tố: Triệu chứng và điều trị như thế nào? 7
Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ có thể mình đang gặp vấn đề về nội tiết tố

Nguyên nhân mất cân bằng nội tiết tố

Nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố

Nhiều nguyên nhân có thể gây ra mất cân bằng nội tiết tố. Chúng khác nhau tùy thuộc vào hormone hoặc tuyến nội tiết bị ảnh hưởng. Các nguyên nhân phổ biến gồm:

  • Đang sử dụng liệu pháp hormone điều trị bệnh khác;
  • Thuốc;
  • Điều trị bệnh ung thư như hóa trị;
  • Khối u, kể cả lành tính hoặc ác tính;
  • U tuyến yên;
  • Rối loạn ăn uống;
  • Stress;
  • Chấn thương hoặc tai nạn.

Mặc dù mất cân bằng nội tiết tố là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý sau, nhưng việc mắc các bệnh dưới đây cũng có thể khiến tình trạng mất cân bằng nội tiết nặng hơn:

  • Đái tháo đường;
  • Đái tháo nhạt;
  • Suy giáp;
  • Cường giáp;
  • Nhân tuyến giáp;
  • Viêm tuyến giáp;
  • Suy sinh dục;
  • Hội chứng Cushing;
  • Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh gây ra giảm nồng độ cortisol và aldosterone;
  • Bệnh Addison (suy tuyến thượng thận).

Nhiều nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố ở những người được xác định là nữ sau sinh có liên quan đến hormone sinh dục. Các nguyên nhân gồm:

  • Mãn kinh;
  • Suy buồng trứng sớm hay còn gọi mãn kinh sớm;
  • Thai kỳ;
  • Cho con bú;
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS);
  • Thuốc nội tiết như thuốc tránh thai.
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh mất cân bằng nội tiết tố

Mất cân bằng nội tiết tố có nguy hiểm không?

Mất cân bằng nội tiết tố nếu không được điều trị có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống, vì nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của các cơ quan và tế bào trong cơ thể. Các nguyên nhân thường gặp của sự mất cân bằng nội tiết tố bao gồm căng thẳng, chế độ ăn uống, môi trường, lối sống, và tuổi tác.

Thiếu hụt nội tiết tố cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe: Nồng độ insulin thấp có thể dẫn đến bệnh tiểu đường và mất cân bằng lượng đường huyết; hormone DHEA thấp có thể gây ra trầm cảm và căng thẳng; trong khi nồng độ hormone cortisol tăng hoặc giảm do lo lắng và căng thẳng mãn tính.

Mất cân bằng nội tiết tố có gây tình trạng lo âu không?

Mất cân bằng nội tiết tố chỉ xảy ra ở phụ nữ?

Những biện pháp nào giúp cân bằng nội tiết tố?

Phụ nữ sau sinh bị mất cân bằng nội tiết tố có dấu hiệu gì cần chú ý?

Hỏi đáp (0 bình luận)