Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Nhóm bệnh/
  4. Mất ngủ sau sinh

Mất ngủ sau sinh và cách phòng ngừa

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Khánh Vy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại xuất sắc bác sĩ Đa khoa tốt nghiệp tại Liên Bang Nga, với kinh nghiệm chuyên sâu về Sản Phụ khoa và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Xem thêm thông tin

Mất ngủ sau sinh là giai đoạn giấc ngủ bị gián đoạn hoặc không thể duy trì một chất lượng tốt sau khi bạn sinh con. Khoảng ¾ sản phụ gặp tình trạng mất ngủ sau sinh. Các triệu chứng có thể tồn tại trong nhiều tháng đến nhiều năm. Điều trị hiện nay bao gồm thay đổi lối sống, liệu pháp và thuốc. Mất ngủ sau sinh có thể dẫn đến các bệnh khác, bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các sản phụ.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung mất ngủ sau sinh

Mất ngủ sau sinh là gì?

Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến hiện nay, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Biểu hiện của bệnh đa dạng từ khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ (như thường thức giấc giữa đêm và không thể ngủ lại sau khi thức giấc) và sau khi ngủ dậy bạn thường cảm thấy mệt mỏi dù ngủ đủ thời gian. Chẩn đoán mất ngủ khi tình trạng này kéo dài hơn 3 đêm trong một tuần kéo dài ít nhất trong 3 tháng.

Mất ngủ sau sinh là tình trạng mất ngủ xảy ra ở những phụ nữ mới sinh con. Đối với một số người, tình trạng mất ngủ sẽ thuyên giảm sau vài tuần. Nhưng đối với một số người, mất ngủ sau sinh có thể tồn tại kéo dài hàng tháng. Một nghiên cứu cho thấy khoảng 50% phụ nữ có thai bị mất ngủ và tình trạng này kéo dài đến 2 năm sau sinh. Điều này làm tăng nguy cơ xuất hiện mệt mỏi, lo âu và trầm cảm giai đoạn hậu sản.

Cần phân biệt mất ngủ sau sinh với ngủ theo nhịp sinh học của trẻ sơ sinh. Lúc này, thời gian ngủ của bạn phụ thuộc vào giờ ngủ của trẻ. Mất ngủ sau sinh xảy ra ngay cả khi trẻ đang ngủ bạn cũng không thể ngủ thoải mái.

Triệu chứng mất ngủ sau sinh

Những dấu hiệu và triệu chứng của Mất ngủ sau sinh

  • Khó vào giấc ngủ;
  • Thức giấc nhiều lần trong đêm;
  • Khó ngủ lại sau khi thức giấc;
  • Thức dậy quá sớm;
  • Thay đổi tính tình như dễ cáu gắt, lo âu và trầm cảm;
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD);
  • Kém tập trung trong công việc, sinh hoạt dẫn đến dễ gây tai nạn hoặc va chạm khi làm việc.
MẤT NGỦ SAU SINH 4.jpg
Không thể vào giấc ngủ hay thức giấc giữa đêm là triệu chứng của mất ngủ

Tác động của Mất ngủ sau sinh đối với sức khỏe

Ngủ là giai đoạn phục hồi của cơ thể sau một ngày hoạt động và rất cần thiết để bạn có thể bắt đầu một ngày mới khỏe mạnh và năng động. Phụ nữ sau khi sinh nếu không được ngủ đủ giấc sẽ làm tăng nồng độ các chất gây viêm làm nồng độ cortisol tăng cao, khiến hệ miễn dịch của dễ bị tổn thương.

Ngoài ra, mất ngủ sau sinh làm tăng khả năng trầm cảm, rối loạn lo âu. Mất ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và béo phì.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn không thể đi ngủ, thức dậy quá sớm hoặc cảm thấy bồn chồn ít nhất 3 đêm một tuần trong ít nhất 3 tháng dù con bạn đã ngủ hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Nguyên nhân mất ngủ sau sinh

Nguyên nhân dẫn đến Mất ngủ sau sinh

Những thay đổi trong cơ thể đều góp phần gây ra mất ngủ sau sinh cấp thời kỳ hậu sản. Bao gồm:

Thay đổi nồng độ nội tiết tố

Sau khi trẻ chào đời, cơ thể bạn gặp phải tình trạng suy giảm mạnh của nội tiết tố (hormone). Điều này là bình thường, tuy nhiên cơ thể bạn cần thời gian để điều chỉnh trở lại trạng thái cân bằng. Bởi vì sự thức ngủ của chúng ta được điều khiển bởi nồng độ hormone do đó khi nồng độ hormone thay đổi dù ít hay nhiều cũng có thể khiến bạn khó ngủ.

Rối loạn cảm xúc sau sinh

Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh hay rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Bạn sẽ trải qua những thay đổi trong cảm xúc của bản thân khiến bạn ngày càng stress và điều này khiến bạn khó ngủ.

Bạn có thể gặp cả tình trạng lo âu và rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Hãy luôn chú ý đến cảm xúc của mình và đến gặp bác sĩ khi cần thiết.

Đổ mồ hôi trộm

Sau sinh con, bạn có thể thấy mình thường xuyên đổ hôi vào ban đêm (hay còn gọi là đổ mồ hôi trộm). Do sự thay đổi nồng độ nội tiết tố là nguyên nhân khiến bạn gặp tình trạng này. Và khi bạn đổ mồ hôi như vậy cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Cho con bú

Việc bạn phải thức dậy cho trẻ bú vào ban đêm làm gián đoạn đồng hồ sinh học của cơ thể. Khi bạn phải thức dậy cho trẻ bú vào ban đêm, đừng bật đèn sáng hoặc sử dụng điện thoại hay ti vi. Ánh đèn trong phòng ngủ và các thiết bị điện tử có thể khiến cơ thể bạn nghĩ rằng bây giờ là ban ngày, do đó bạn sẽ khó ngủ lại.

Nhịp sinh học của trẻ chưa hoàn thiện

Giấc ngủ bị gián đoạn, ngủ không đủ giấc xuất hiện sau sinh do trẻ sơ sinh thường xuyên thức dậy để đòi bú cả ngày lẫn đêm. Do lúc này nhịp sinh học thức - ngủ của trẻ chưa được hoàn thiện, do đó trẻ sẽ có nhiều khoảng ngủ xen kẽ với khoảng tỉnh. Vì vậy, bạn phải điều chỉnh cho phù hợp với chu kỳ thức ngủ này của trẻ, khiến bạn ngủ ít hơn vào ban đêm.

Khác

  • Các yếu tố gây stress cho cơ thể tăng;
  • Nhiễm độc giáp xuất hiện sau sinh;
  • Sử dụng đồ uống chứa caffein…
MẤT NGỦ SAU SINH 5.jpg
Trẻ mới sinh có nhịp sinh học chưa hoàn thiện do đó bạn cần thay đổi thời gian ngủ và nghỉ ngơi phù hợp
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Hỏi đáp (0 bình luận)