Bác sĩ tốt nghiệp từ Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dinh dưỡng và Y học Dự phòng. Bác sĩ từng là giảng viên tại Trường Đại học Y tế Công cộng và cũng có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩNguyễn Thị Nhung
Bác sĩ tốt nghiệp từ Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dinh dưỡng và Y học Dự phòng. Bác sĩ từng là giảng viên tại Trường Đại học Y tế Công cộng và cũng có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng.
Giun lươn được xem là loại ký sinh trùng có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể người và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Triệu chứng nhiễm giun lươn không rõ ràng và đa dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, hãy cùng Long Châu theo dõi bài viết sau để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức liên quan về bệnh giun lươn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Nhiễm giun lươn (bệnh giun lươn) là bệnh nhiễm trùng do giun lươn Strongyloides stercoralis gây ra.
Giun lươn đực dài 0,7 – 1 mm, chiều ngang 40 – 50 µm, cong như lưỡi câu. Giun lươn cái dài 2 mm, chiều ngang 34 – 40 µm, âm môn ở khoảng 1/3 sau thân. Tử cung chứa 5 – 9 trứng. Trứng có kích thước 50 – 70 µm x 30 – 40 µm, có ấu trùng ngay sau khi đẻ và nở ấu trùng ngay trong ruột.
Giun lươn có chu kỳ sống tự do ở ngoại cảnh. Giun đực ở ngoại cảnh dài 0,7 – 1 mm, giun cái ở ngoại cảnh dài 1 – 1,7 mm, chiều ngang 50 – 75 µm, trứng có kích thước 70 x 50 µm, ấu trùng nở ngay trong tử cung.
Giun lươn được xem là một tác nhân cơ hội. Phần lớn các trường hợp nhiễm đều có triệu chứng nhẹ hoặc không đáng kể. Đôi khi, bệnh do giun lươn lại hết sức trầm trọng, đặc biệt đối với những người suy giảm miễn dịch hoặc điều trị corticoid dài ngày. Bệnh được chia thành 2 dạng chính:
Bệnh giun lươn mạn tính, không biến chứng: Gặp ở cá thể bình thường, không suy giảm miễn dịch. Đa số bệnh nhân không triệu chứng, nếu có, cũng không đáng kể, biểu hiện thường khu trú ở da và đường tiêu hóa.
Biểu hiện ở da:
Biểu hiện ở đường tiêu hóa: Thường gặp ở bệnh giun lươn mạn tính, biểu hiện: Đau bụng, tiêu chảy, giảm cân.
Ngoài ra, còn có thể gặp những biểu hiện đa dạng khác như bệnh lý ở phổi (ho, viêm phổi, hình ảnh thâm nhiễm trên X–quang phổi), khớp (viêm đa khớp), đau cơ.
Bệnh giun lươn nặng, có biến chứng: Thường gặp ở cá thể suy giảm miễn dịch.
Nhiễm nặng có thể gây hội chứng giống Sprue: Phân có mỡ, mất đạm qua bệnh đường ruột, thiếu albumin máu và phù toàn thân.
Phổi: Viêm phổi, sốt, ho, khó thở, khò khè, áp xe phổi.
Thần kinh trung ương: Viêm màng não, áp xe não, nhức đầu, nôn từng cơn.
Nhiễm trùng huyết: Sự di chuyển của ấu trùng từ lòng ruột vào mạch máu mang theo các vi khuẩn vào dòng máu và gây nhiễm trùng huyết cùng với sốc nhiễm trùng.
Trường hợp nhiễm giun lươn nhẹ thường không gây ra biến chứng. Nhưng nếu nhiễm giun lươn nặng, biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra: Tắc ruột, viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết.
Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị.
Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng.
Nguyên nhân gây bệnh giun lươn là do Strongyloides stercoralis ký sinh trong cơ thể người gây nên.
Chu kỳ phát triển của giun lươn Strongyloides stercoralis gồm chu kỳ ký sinh và chu kỳ tự do.
Chu kỳ ký sinh: Giun lươn ký sinh trong niêm mạc ruột. Giun đực và giun cái giao hợp, đẻ trứng, nở ấu trùng ngay trong ruột rồi đào thải ra ngoài theo phân, ấu trùng giun lươn nhiễm vào người qua đường da, vào máu, qua tim, phổi, lên khí quản, tới hầu, sang thực quản, xuống ruột để phát triển thành giun trưởng thành và ký sinh tại đó.
Chu kỳ tự do: Ấu trùng giun lươn phát triển thành giun trưởng thành ở môi trường, giun đực và giun cái giao hợp, đẻ ấu trùng và tiếp tục chu kỳ mới, chúng dinh dưỡng bằng vi khuẩn và chất hữu cơ trong đất.
Hỏi đáp (0 bình luận)