Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Truyền nhiễm/
  4. Nhiễm giun móc

Nhiễm giun móc và những điều cần biết

Bác sĩNguyễn Thị Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ tốt nghiệp từ Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dinh dưỡng và Y học Dự phòng. Bác sĩ từng là giảng viên tại Trường Đại học Y tế Công cộng và cũng có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng.

Xem thêm thông tin

Nhiễm giun móc là bệnh tương đối phổ biến, bệnh thường không gây ra tử vong nhưng là một trong những nguyên nhân chính gây thiếu máu ở người. Triệu chứng nhiễm giun móc không rõ ràng và đa dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, hãy cùng Long Châu theo dõi bài viết sau để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức liên quan về bệnh giun móc để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung nhiễm giun móc

Nhiễm giun móc là gì?

Nhiễm giun móc (bệnh giun móc) là bệnh nhiễm trùng do giun móc Ancylostoma duodenale hoặc giun mỏ Necator americanus gây ra.

Hai loại ký sinh trùng này đều thuộc họ Ancylostomidae, có hình thể trứng giống nhau, chỉ khác nhau về hình thể ấu trùng và giun trưởng thành. Ngoài ra, hai loại giun này cũng gần giống nhau về đặc điểm sinh học, dịch tễ, chẩn đoán điều trị và phương pháp phòng bệnh. Do đó, bệnh do 2 loại giun này gây ra được gọi chung là bệnh giun móc (hoặc giun mỏ).

Việt Nam, bệnh chủ yếu do giun mỏ, chiếm 95% và giun móc 5% các trường hợp nhiễm.

Triệu chứng nhiễm giun móc

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm giun móc

Giai đoạn ấu trùng: Viêm da tại chỗ nơi ấu trùng xâm nhập hoặc viêm phổi dị ứng khi ấu trùng qua phổi.

Giai đoạn giun trưởng thành:

  • Gây kích thích: Do những chất tiết của giun hoặc những hoạt động của giun thúc vào thành ruột gây những kích thích hóa học, cơ học tại chỗ làm cho thành ruột bị tổn thương, gây buồn nôn và nôn, đau bụng, đại tiện lỏng, đại tiện ra máu.

  • Tổn thương tại ruột: Thành ruột bị viêm và chảy máu.

  • Giun móc hút máu gây thiếu máu gây ra tình trạng chảy máu liên tục tại nơi giun ký sinh, dẫn đến tình trạng thiếu máu ngày trầm trọng với các biểu hiện: Tăng nhịp tim, hồi hộp, đánh trống ngực, chóng mặt, hoa mắt,xanh xao, da, niêm mạc nhợt nhạt, suy tim.

  • Viêm loét hành tá tràng.

  • Phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, trẻ em chậm lớn, còi cọc, giảm thị lực, hay quên, suy dinh dưỡng, thậm chí phù toàn thân.

Biến chứng có thể gặp khi nhiễm giun móc

Trường hợp nhiễm giun móc nhẹ thường không gây ra biến chứng. Nhưng nếu nhiễm giun móc nặng, biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra: Thiếu máu thiếu sắt, chậm phát triển thể chất, tinh thần, viêm phổi, suy tim. Một số trường hợp nhiễm giun nặng ở trẻ nhỏ có thể gây tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị.

Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng.

Nguyên nhân nhiễm giun móc

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm giun móc

Nguyên nhân gây bệnh giun móc là do giun móc Ancylostoma duodenale hoặc giun mỏ Necator americanus ký sinh trong cơ thể người gây nên.

Chu kỳ phát triển của giun móc Ancylostoma duodenale/giun mỏ Necator americanus

Đường nhiễm của giun mỏ chủ yếu qua da, còn giun móc chủ yếu qua miệng do ăn phải ấu trùng từ thức ăn, nước uống, tay bẩn, đất, bụi.

  • Trứng được bài xuất theo phân ra ngoài.
  • Trong điều kiện thuận lợi (độ ẩm, ấm áp, bóng râm), trứng nở thành ấu trùng trong 1 – 2 ngày, ấu trùng hình que phát triển trong phân hoặc ở đất.
  • Sau 5 – 10 ngày (thoát vỏ 2 lần), ấu trùng phát triển thành ấu trùng hình chỉ – là ấu trùng giai đoạn nhiễm.
  • Những ấu trùng này có thể sống 3 – 4 tuần trong điều kiện thuận lợi. Khi tiếp xúc với vật chủ là người, ấu trùng chui qua da và theo tĩnh mạch đến tim và phổi. Ấu trùng theo đường máu lên phổi rồi qua khí quản lên hầu, xuống dạ dày.
  • Ấu trùng đến ruột non, ký sinh và phát triển thành giun trưởng thành. Giun trưởng thành sống ở ruột non nơi chúng bám vào thành ruột để hút máu và gây mất máu mạn tính của vật chủ.
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Hỏi đáp (0 bình luận)