Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Da - Tóc - Móng/
  4. Nứt gót chân

Nứt gót chân là gì? Nguyên nhân và biện pháp hạn chế

Bác sĩNguyễn Thị Xoan

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, với chuyên môn sâu về Nhi khoa. Hiện đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bác sĩ không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Nứt gót chân là một trong những tình trạng rất thường gặp ở chân, thông thường nứt gót chân sẽ có thể gây khó chịu cho bệnh nhân hoặc nếu nặng hơn có thể gây đau. Nứt gót chân là kết quả của các tình trạng khô da và dày da.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung nứt gót chân

Nứt gót chân rất thường gặp, thường thì sẽ có những vết nứt nông hoặc có thể sâu và không đau; tuy nhiên một số trường hợp bệnh nhân có thể bị những tình trạng nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng tại các vết nứt.

Theo các khảo sát tại Mỹ năm 2012, có khoảng 20% người lớn trưởng thành tại Hoa Kỳ bị tình trạng nứt gót chân. Phụ nữ là đối tượng bị tình trạng nứt gót chân cao hơn 50% so với nam giới.

Những vết rãnh nứt gót chân sâu có thể khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau hoặc có thể gây chảy máu và nhiễm trùng.

Triệu chứng nứt gót chân

Những dấu hiệu và triệu chứng của nứt gót chân

Da bong tróc hoặc có thể bị ngứa;

Xuất hiện các vết nứt gây chảy máu;

Đau hoặc khó chịu tại các vết nứt nẻ;

Viêm, da đỏ, loét.

Tác động của nứt gót chân đối với sức khỏe

Bệnh nhân cảm thấy khó chịu khi di chuyển;

Gây tình trạng thiếu tự tin khi giao tiếp;

Đau nhức hoặc chảy máu, đôi khi có thể nhiễm trùng tại vị trí nứt.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh nứt gót chân

Trong một số trường hợp nứt gót chân nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến tình trạng nứt gót biến chứng đặc biệt là với những đối tượng có đi kèm với bệnh lý. Các biến chứng nghiêm trọng bao gồm:

Mất hoặc giảm cảm giác ở gót chân;

Nhiễm trùng hoặc viêm mô tế bào;

Lở loét bàn gót chân do nguyên nhân bệnh tiểu đường.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân nứt gót chân

Biểu hiện ban đầu của nứt gót chân thường là nứt nẻ tại vị trí gót chân, da bắt đầu xuất hiện những vùng có tình trạng khô và dày sừng hay trong dân gian thường gọi là vết chai (chúng thường xuất hiện vị trí xung quanh gót).

Một số nguyên nhân nứt gót chân bao gồm:

Đứng trong nhiều giờ liền;

Đi chân trần;

Tắm hoặc ngâm chân lâu trong nước nóng;

Sử dụng các loại xà phòng có hoạt tính tẩy mạnh làm mất đi hết cả lớp dầu tự nhiên trên da làm da gót chân khô hơn;

Mang giày không vừa với chân hoặc các loại giày cứng không hỗ trợ được cho gót chân.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh nứt gót chân

Nguyên nhân gây nứt gót chân do đâu?

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng nứt gót chân bao gồm:

  • Đứng lâu, đi lại nhiều hoặc đi giày dép không phù hợp (quá chật hoặc quá rộng) có thể gây áp lực lên gót chân. Điều này làm da bị căng, dễ bị khô và nứt nẻ.
  • Tắm hoặc ngâm chân lâu trong nước nóng.
  • Sử dụng các loại xà phòng có hoạt tính tẩy mạnh làm mất đi hết cả lớp dầu tự nhiên trên da làm da gót chân khô hơn.

Xem thêm thông tin: Nguyên nhân gây nứt gót chân và các biện pháp phòng ngừa

Bị nứt gót chân là thiếu chất gì?

Làm sao để trị nứt gót chân đơn giản mà hiệu quả tại nhà?

Dùng dầu dừa trị nứt gót chân được hay không?

Dùng Vaseline trị nứt gót chân được hay không?

Hỏi đáp (0 bình luận)