Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Truyền nhiễm/
  4. Rubella

Bệnh Rubella: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bác sĩLê Thị Quyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, có nhiều năm kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt về Nội khoa, Hồi sức và Tiêm chủng vắc xin. Hiện tại, đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Rubella, còn được gọi là sởi Đức hoặc sởi ba ngày, là một bệnh truyền nhiễm do virus rubella gây ra và được biết đến với triệu chứng phát ban đỏ đặc trưng. Bệnh này thường gây ra các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng ở hầu hết người lớn và trẻ em. Vaccine MMR (sởi, quai bị, rubella) được chứng minh là biện pháp phòng ngừa hiệu quả, an toàn và cung cấp sự bảo vệ lâu dài chống lại rubella.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung rubella

Rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, biểu hiện đặc trưng bởi nổi ban đỏ. Rubella thường ít nguy hiểm đối với trẻ em và người trưởng thành, tuy nhiên đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu, có thể dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh.

Rubella rất dễ lây lan, có thể lây truyền trong không gian nhỏ, ngay cả khi không tiếp xúc giữa người với người. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ đem đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe.

Triệu chứng rubella

Những dấu hiệu và triệu chứng của Rubella

Triệu chứng của bệnh Rubella thường bao gồm:

  • Sốt nhẹ: Người bệnh có thể có sốt khoảng 38°C, thường kéo dài từ 1-4 ngày, đi kèm với nhức đầu và mệt mỏi.
  • Phát ban: Ban đỏ bắt đầu xuất hiện trên đầu và mặt, sau đó lan rộng khắp cơ thể nhưng không theo trình tự nhất định. Ban thường có màu hồng hoặc đỏ nhạt, hình tròn hoặc bầu dục, kích thước khoảng 1-2mm và có thể gây ngứa. Phát ban này thường kéo dài khoảng 3 ngày.
  • Nổi hạch: Các hạch lympho ở vùng chẩm, cổ và bẹn có thể sưng lên và đau, thường xuất hiện trước khi phát ban và tồn tại vài ngày sau khi ban biến mất.
  • Triệu chứng giống cảm lạnh: Đau rát vùng họng và chảy nước mũi trong suốt là các triệu chứng phổ biến.
  • Các triệu chứng khác: Bao gồm đau khớp và viêm kết mạc (mắt đỏ).

Có thể nhận thấy dấu hiệu đặc trưng nhất ở người bệnh Rubella là ban đỏ xuất hiện từ 14 – 21 ngày sau khi phơi nhiễm.

  • Ở thể Rubella điển hình: Dấu hiệu của bệnh thường nhẹ và lành tính, tỷ lệ biến chứng và tử vong. Triệu chứng ở bệnh nhân thể Rubella điển hình: Sốt nhẹ, ban đỏ xuất hiện đầu tiên ở mặt, cổ và lan khắp toàn thân, có các dấu hiệu ở cơ quan bạch huyết. Ngoài ra, người bệnh Rubella thường gặp tổn thương hạch bạch huyết ở sau tai, vùng chẩm, cổ sau. Ở người lớn mắc bệnh Rubella thường sốt và phát ban nhiều hơn, kèm theo mệt mỏi, biếng ăn, đau khớp.
  • Ở thể Rubella bẩm sinh: Phụ nữ khi mang thai 3 tháng đầu mắc bệnh Rubella rất dễ bị sẩy thai, đẻ non, dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Biến chứng thường gặp nhất ở trẻ mắc Rubella bẩm sinh: Đục thủy tinh thể, thiểu năng tim và điếc bẩm sinh.

Thông thường, bệnh Rubella rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh Sởi do nhiều triệu chứng giống nhau. Để có thể phân biệt được hai căn bệnh này, có thể dựa vào một số điểm đặc trưng sau.

Bệnh sởi

Bệnh Rubella

Triệu chứng của bệnh có thể kéo dài lên đến 10 ngày.

Phát ban nổi rõ thành từng đốm, lành vẫn có thể để lại dấu vết;

Sốt cao có thể lên đến 400C;

Có giai đoạn tiền triệu chứng đặc trưng với các biểu hiện như sốt, chảy nước mũi, ho khan, viêm kết mạc.

Triệu chứng bệnh có thể kéo dài khoảng 5 ngày.

Phát ban nhẹ, mờ nhanh, sau khi khỏi ban biến mất hoàn toàn;

Sốt nhẹ;

Không có giai đoạn tiền triệu chứng.

Xem thêm chi tiết: Sởi và Rubella: Cách phân biệt và phòng ngừa hiệu quả

Biến chứng có thể gặp khi mắc Rubella

Rubella nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm:

Đối với người bệnh nói chung:

Rubella là dạng nhiễm trùng nhẹ hơn so với Sởi, hình thành miễn dịch sau khi mắc và khỏi bệnh. Một số nữ giới phơi nhiễm virus Rubella dễ gặp biến chứng viêm khớp ở cổ tay, ngón tay và đầu gối. Ngoài ra, Rubella có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm não.

Đối với phụ nữ mang thai:

Rubella đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ – khi các bộ phận của thai nhi đang hình thành. Virus xâm nhập qua hàng rào nhau thai đến bào thai và ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi.

Phụ nữ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể: Sinh non, sẩy thai hoặc thai lưu.

Trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh rất cao gây đục thủy tinh thể, rung giật nhãn cầu, dị tật tim, điếc bẩm sinh, khiếm khuyết các cơ quan trong cơ thể, viêm phổi, viêm màng não,… và có thể dẫn đến tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị.

Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng.

Nguyên nhân rubella

Rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do virus Bubella thuộc họ Togaviridae gây ra. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus Rubella nhân lên trong các tế bào đường hô hấp, lan đến các hạt lympho rồi vào máu. Sau khi nhiễm khỏi bệnh hoặc tiêm vaccine phòng bệnh Rubella, cơ thể sẽ có miễn dịch bền vững và bảo vệ trọn đời.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh rubella

Bị rubella khi mang thai cần làm gì để bảo vệ mẹ và bé?

Khi mang thai và mắc rubella, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Cách phòng ngừa hiệu quả nhất là tiêm vắc xin rubella trước khi mang thai. Nếu không may mắc bệnh trong thai kỳ, mẹ cần theo dõi các triệu chứng và điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau, và giữ ấm cơ thể. Quan trọng nhất là duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là trái cây và rau xanh để tăng cường sức đề kháng. Mẹ bầu nên đi khám sớm để kiểm tra và nhận tư vấn từ bác sĩ nhằm giảm thiểu rủi ro cho thai nhi.

Xem thêm thông tin: Bị rubella khi mang thai cần làm gì để bảo vệ mẹ và bé?

Những ai nên thực hiện tiêm phòng bệnh Rubella?

Tầm quan trọng của xét nghiệm Rubella ở thai phụ như thế nào?

Hiệu quả sau tiêm vắc xin Rubella có tác dụng bao lâu?

Tiêm ngừa vắc xin Rubella sau 1 tháng là có thai có được không?

Hỏi đáp (0 bình luận)