Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Cơ - Xương - Khớp/
  4. Sai khớp

Sai khớp là bệnh gì? Sai khớp có dễ tái lại không?

Bác sĩNguyễn Lê Băng Giang

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Sai khớp xảy ra khi có va chạm hay té ngã làm khớp xương bị lệch khỏi vị trí vốn có, gây đau và ảnh hưởng đến khả năng vận động. Khi bị sai khớp, bạn có thể chườm đá để giảm đau và sưng, tuyệt đối không di chuyển khớp bị thương và đến bệnh viện ngay lập tức để được xử lý kịp thời.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung sai khớp

Sai khớp là gì?

Sai khớp (hay trật khớp) là tình trạng khi khớp xương bị lệch khỏi vị trí vốn có của nó. Tùy mức độ chấn thương mà khớp có thể bị trật một phần hoặc lệch hoàn toàn khỏi vị trí ban đầu.

Sai khớp có thể gặp ở bất cứ khớp nào trên cơ thể nhưng thường bị ảnh hưởng nhất là các khớp ngón tay, vai, đầu gối, khuỷu tay, hông, hàm. Thời gian lành tùy thuộc vào vị trí bị thương và mức độ nghiêm trọng của va chạm. Sai khớp ngón tay thường lành sau 3 tuần, sai khớp hông có thể mất đến vài tháng hoặc lâu hơn.

Triệu chứng sai khớp

Những dấu hiệu và triệu chứng của sai khớp

Các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của sai khớp có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng tổn thương:

  • Đau, đặc biệt là mỗi khi cử động.

  • Bầm tím và sưng, tê ở nơi bị tổn thương.

  • Khớp không ổn định và không cử động được.

  • Khớp bị biến dạng.

Tác động của Sai khớp đối với sức khỏe

Sai khớp có thể sẽ rất đau và bệnh nhân không thể cử động vùng bị sai khớp. Tuy nhiên, tình trạng này thường không quá nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời và cơn đau sẽ giảm đáng kể khi khớp được nắn trở lại vị trí cũ.

Biến chứng có thể gặp khi mắc Sai khớp

Hầu hết các trường hợp trật khớp không gây nên biến chứng nào nghiêm trọng hoặc lâu dài. Tuy nhiên, sai khớp nặng có thể làm hỏng các dây thần kinh và mạch máu xung quanh khớp. Các trường hợp này nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến máu không thể lưu thông đến vùng bị ảnh hưởng, làm chết các mô xung quanh.

Bên cạnh đó, sai khớp có thể bị tái phát vì các mô xung quanh đã bị kéo căng, đặc biệt là ở các khớp hoạt động nhiều như khớp gối và khớp vai.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Sai khớp là tình trạng khẩn cấp, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân sai khớp

Nguyên nhân dẫn đến sai khớp

Chấn thương do tai nạn giao thông, chơi thể thao, té ngã…

Khi các cơ, gân xung quanh khớp yếu cũng có thể dễ dẫn đến sai khớp dù chỉ thực hiện các hoạt động bình thường.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh sai khớp

Bị sai khớp bao lâu thì khỏi?

Thời gian hồi phục khi bị sai khớp khác nhau theo từng trường hợp, phụ thuộc vào vị trí trật khớp, các tổn thương, thời gian phát hiện và điều trị, thể trạng người bệnh, chế độ sinh hoạt tuân thủ điều trị và tập luyện như thế nào,... Hầu hết các trường hợp bị sai khớp sau khi được nắn chỉnh và cố định thì sẽ hồi phục trong vài tuần. Một số loại khớp khác có thể cần thời gian hồi phục lâu hơn, ví dụ như trật khớp háng có thể mất đến vài tháng hoặc vài năm, thậm chí là còn có thể phải can thiệp phẫu thuật.

Bị sai khớp có nguy hiểm không?

Khi bị sai khớp cần được sơ cứu như thế nào?

Sai khớp thường xảy ra ở những vị trí nào trên cơ thể?

Những đối tượng nào có nguy cơ bị sai khớp?

Hỏi đáp (0 bình luận)