Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩHoàng Thị Lệ
Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Thận là cơ quan trong hệ tiết niệu, đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể: Lọc máu, điều chỉnh các chất điện giải, duy trì sự ổn định của huyết áp và tham gia vào quá trình tạo máu. Khi chức năng thận suy giảm dẫn đến rối loạn chức năng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, thậm chí tử vong.
Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của các bệnh thận – tiết niệu mạn tính, làm suy giảm dần chức năng thận tương ứng với số lượng nephron của thận bị tổn thương và mất chức năng không hồi phục. Suy thận mạn gây giảm mức lọc cầu thận, rối loạn điện giải, thiếu máu mạn tính và tăng huyết áp.
Suy thận mạn tiến triển dần và nặng lên theo từng đợt và dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối, chức năng thận mất hoàn toàn buộc phải điều trị thay thế thận: Lọc máu, ghép thận,... ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của người bệnh. Vì vậy, suy thận mạn cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm cải thiện triệu chứng cũng như kéo dài thời gian chuyển sang suy thận giai đoạn cuối, kéo dài tuổi thọ người bệnh.
Suy thận mạn thường không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi xuất hiện các tổn thương thận nặng nề. Các triệu chứng có thể gặp là:
Khi chức năng thận không còn hoạt động bình thường khiến giảm mức lọc cầu thận, các chức năng nội tiết của thận bị rối loạn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm:
Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị.
Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng.
Bệnh thận mạn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, khoảng 2/3 trường hợp mắc bệnh có liên quan đến tiểu bệnh đường và tăng huyết áp.
Ngoài bệnh tiểu đường và huyết áp cao, một số bệnh lý khác cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thận mạn tính:
https://www.mayoclinic.org/
https://www.kidney.org/atoz/content/about-chronic-kidney-disease
https://www.nhs.uk/conditions/kidney-disease/
https://ada.com/
https://www.kidneyfund.org/
Dấu hiệu sớm của suy thận mạn thường không rõ ràng, có thể bao gồm mệt mỏi, sưng phù ở chân hoặc mặt, thay đổi trong tiểu tiện, cảm giác khó thở và đau lưng. Nếu gặp những triệu chứng này, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra chức năng thận.
Suy thận mạn không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát và làm chậm tiến triển bệnh thông qua điều trị.
Xem thêm thông tin: Bệnh suy thận mạn tính có chữa được không?
Suy thận mạn thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi mắc suy thận mạn đang ngày càng trẻ hóa, đặc biệt ở người có các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, huyết áp cao hoặc bệnh lý thận di truyền.
Suy thận mạn thường không cần phẫu thuật, nhưng trong trường hợp thận suy nặng, người bệnh có thể cần điều trị thay thế thận như lọc máu hoặc ghép thận. Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi có các vấn đề cụ thể như sỏi thận hoặc u thận gây ảnh hưởng đến chức năng thận.
Suy thận mạn thường không di truyền trực tiếp, nhưng một số nguyên nhân gây suy thận mạn, như bệnh thận đa nang hoặc bệnh thận di truyền, có thể di truyền trong gia đình.
Hỏi đáp (0 bình luận)