Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩHoàng Thị Lệ
Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ung thư bàng quang là bệnh ung thư hay gặp ở nam giới (đứng thứ 4 trong các bệnh ung thư ở nam giới), bệnh ít gặp ở nữ (đứng thứ 9 trong các bệnh ung thư ở nữ). Bệnh ung thư bàng quang có liên quan trực tiếp tiếp tới thuốc lá và các yếu tố khác như nhiễm ký sinh trùng (Bilharzioxe),...
Bàng quang là cơ quan trong cơ thể giữ nước tiểu. Trên thế giới có khoảng 45.000 nam giới và 17.000 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bàng quang mỗi năm.
Hơn 90 - 94% ung thư bàng quang là loại ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp, ít gặp hơn là các ung thư khác bao gồm:
Cắt bàng quang và tuyến tiền liệt hay cắt toàn bộ bàng quang (nam), cắt bàng quang và toàn bộ tử cung (nữ) là phương pháp điều trị cơ bản trong bệnh lý ung thư biểu mô đường tiết niệu xâm lấn cơ chưa di căn hạch (≥ pT2N0M0), u thần kinh nội tiết khu trú tại bàng quang, ung thư tổ chức liên kết ở người lớn.
Có ba loại ung thư bàng quang:
Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư bàng quang bao gồm:
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân chính xác của ung thư bàng quang vẫn chưa được biết.
Dấu hiệu sớm của ung thư bàng quang thường là tiểu ra máu, kèm theo cảm giác tiểu nhiều lần hoặc đau khi tiểu. Nếu có các triệu chứng này kéo dài thì bạn nên đi khám sớm để được phát hiện và điều trị kịp thời.
Xem thêm thông tin: Dấu hiệu nhận biết ung thư bàng quang giai đoạn đầu
Ung thư bàng quang có thể chữa được, đặc biệt nếu phát hiện sớm khi khối u còn nhỏ và chưa lan rộng. Phương pháp điều trị thường bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc liệu pháp miễn dịch, tùy vào giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Xem thêm thông tin: 3 phương pháp điều trị ung thư bàng quang phổ biến nhất hiện nay
Để biết chắc chắn có bị ung thư bàng quang hay không, cần xét nghiệm nước tiểu, nội soi bàng quang và sinh thiết để xác định có phải ung thư hay không. Đồng thời, các xét nghiệm hình ảnh như CT hoặc MRI cũng được chỉ định giúp kiểm tra mức độ lan rộng của bệnh.
Phẫu thuật là một phương pháp điều trị phổ biến cho ung thư bàng quang, nhất là khi phát hiện ở giai đoạn đầu. Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc một phần bàng quang tùy vào mức độ lan rộng của ung thư. Trong một số trường hợp nặng, có thể cần cắt bỏ toàn bộ bàng quang để ngăn ngừa ung thư lan rộng hơn.
Dù không thể đảm bảo ngăn ngừa hoàn toàn ung thư bàng quang, bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách bỏ thuốc lá, tránh khói thuốc, cẩn thận khi tiếp xúc hóa chất và duy trì chế độ ăn nhiều rau quả giàu chất chống oxy hóa, kết hợp với uống đủ nước để hỗ trợ thải độc.
Xem thêm thông tin: Những thói quen phòng tránh ung thư đơn giản mà hiệu quả
Hỏi đáp (0 bình luận)