Tốt nghiệp chương trình Sau Đại học Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý Nhi khoa.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Hương Lan
Tốt nghiệp chương trình Sau Đại học Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý Nhi khoa.
Viêm bàng quang mạn tính (hay còn gọi là viêm bàng quang kẽ) có thể mang đến cảm giác đau đớn, nóng rát và khó chịu vùng bàng quang, khiến người bệnh phải thường xuyên đi tiểu. Đây là một trong những bệnh lý khá khó chẩn đoán và cần phối hợp đa mô thức trong việc điều trị.
Viêm bàng quang mạn tính (hay còn gọi là viêm bàng quang kẽ, hội chứng đau bàng quang) là một bệnh lý phức tạp, với nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng. Viêm bàng quang mạn tính dẫn đến đau vùng bụng chậu và các vấn đề rối loạn tiểu tiện.
Trong khi nhiễm trùng đường tiết niệu thường do vi khuẩn gây ra và có thể điều trị với kháng sinh, thì viêm bàng quang mạn tính lại khác ở chỗ khó chẩn đoán và điều trị hơn. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Các nghiên cứu cho thấy rằng chất lượng cuộc sống của người bệnh mắc bệnh viêm bàng quang mạn tính có thể so sánh với việc phải chạy thận nhân tạo hoặc bị những cơn đau mạn tính do ung thư. Bệnh lý này có thể khiến một người đi tiểu hơn 50 lần mỗi ngày, điều này có thể gây đau đớn, khó chịu và làm thay đổi đáng kể các hoạt động hàng ngày của một người.
Các triệu chứng của viêm bàng quang mạn tính thường khác nhau ở từng cá nhân. Tình trạng bệnh có thể diễn tiến theo thời gian, khởi phát có tính chu kỳ, trầm trọng hơn khi người bệnh có các tác nhân khác cộng gộp như hành kinh, ngồi lâu, tâm lý căng thẳng, hoạt động tình dục, ăn uống một số loại thực phẩm gây kích ứng bàng quang,... Các triệu chứng có thể bao gồm:
Viêm bàng quang mạn tính có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
Nếu bạn đang có những triệu chứng của viêm bàng quang mạn tính, bạn hãy đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán sớm tình trạng bệnh. Trong trường hợp bạn đang điều trị bệnh và theo dõi thấy các triệu chứng nghiêm trọng hơn và quá trình điều trị không đáp ứng, hãy tái khám để được bác sĩ điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.
Cho đến hiện nay, các chuyên gia y tế vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây viêm bàng quang mạn tính. Một số nguyên nhân có thể bao gồm:
Một số loại thực phẩm có khả năng kích thích bàng quang khiến triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn như:
Viêm bàng quang mạn tính được chia thành các loại bao gồm viêm bàng quang kẽ, viêm bàng quang nang, viêm bàng quang tuyến, viêm bàng quang khí, viêm bàng quang đóng vảy,...
Xem thêm thông tin: Một số điều về viêm bàng quang kẽ bạn nên biết
Sự khác biệt giữa viêm bàng quang và viêm niệu đạo chủ yếu được phản ánh ở ba khía cạnh là vị trí nhiễm trùng, triệu chứng và nguyên nhân.
Nguyên tắc điều trị viêm bàng quang mãn tính là kiểm soát nhiễm trùng và loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Bệnh nhân nên uống nhiều nước hơn hàng ngày để thúc đẩy quá trình chuyển hóa viêm và chú ý vệ sinh cá nhân.
Viêm bàng quang mãn tính ở phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn ngược dòng (do niệu đạo ngắn, đáy chậu của người phụ nữ có thể bị ảnh hưởng bởi nước tiểu chứa chất gây viêm, có thể dẫn đến nhiễm trùng), dễ gặp nhiều biến chứng hơn, việc điều trị cũng khó khăn hơn.
Các loại thuốc kháng sinh như nitrofurantoin, fosfomycin và amoxicillin thường được sử dụng để điều trị viêm bàng quang mạn tính.
Hỏi đáp (0 bình luận)