Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Thận - Tiết niệu/
  4. Suy thận cấp

Suy thận cấp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩHoàng Thị Lệ

Đã kiểm duyệt nội dung

Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Thận là cơ quan trong hệ tiết niệu, đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể: Lọc máu, điều chỉnh các chất điện giải, duy trì sự ổn định của huyết áp và tham gia vào quá trình tạo máu. Khi chức năng thận suy giảm dẫn đến rối loạn chức năng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống thậm chí tử vong.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung suy thận cấp

Suy thận cấp là tình trạng chức năng thận bị giảm một cách đột ngột, không còn khả năng cân bằng nước – điện giải và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. Suy thận cấp diễn ra rất nhanh, chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày và có thể dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Suy thận cấp không phải lúc nào cũng trở thành suy thận mạn. Vì vậy, suy thận cấp nếu được chẩn đoán và điều trị kịp và bệnh nhân không có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác thì chức năng thận có thể hoạt động trở lại bình thường.

Triệu chứng suy thận cấp

Những dấu hiệu và triệu chứng của suy thận cấp

Bệnh nhân suy thận cấp có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Bác sĩ có thể phát hiện ra bệnh nhân bị suy thận cấp khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc thăm dò các bệnh lý khác.

Khi bệnh nhân có các triệu chứng, các triệu chứng này sẽ phụ thuộc vào mức độ suy giảm chức năng thận của bệnh nhân. Các triệu chứng suy thận cấp tiến triển qua các giai đoạn:

Giai đoạn khởi đầu: Giai đoạn tấn công của các tác nhân gây bệnh. Diễn biến của giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc theo từng nguyên nhân gây bệnh.

Giai đoạn thiểu niệu (tiểu ít), vô niệu: Vô niệu có thể diễn biến từ từ, bệnh nhân có thể tiểu ít dần rồi vô niệu. Tuy nhiên, vô niệu có thể xảy ra đột ngột, nhất là trong trường hợp do các nguyên nhân cơ giới hoặc ngộ độc.

  • Nước tiểu < 500 ml/24 giờ (thiểu niệu), < 100 ml/ 24 giờ (vô niệu).
  • Phù, rối loạn nước – điện giải và cân bằng kiềm – toan tùy mức độ, phụ thuộc lượng nước được đưa vào, có thể xuất hiện phù toàn thân hoặc tràn dịch đa màng.
  • Tăng huyết áp, tràn dịch màng tim dẫn đến ép tim cấp, tăng kali máu gây rối loạn nhịp tim và ngừng tim.
  • Hội chứng tăng urê máu: Khó thở, hôn mê, co giật, buồn nôn và xuất huyết.

Giai đoạn tiểu trở lại: Lượng nước tiểu tăng nhanh dần có thể lên đến 4 – 5 lít/ngày hoặc hơn, kéo dài 5 – 7 ngày. Creatinin, Urê máu giảm dần, Creatinin và Urê niệu tăng dần, chức năng thận dần hồi phục.

Giai đoạn hồi phục: Lượng nước tiểu và các rối loạn sinh hóa dần trở về trạng thái bình thường.

Xem thêm: Phân biệt suy thận cấp và suy thận mạn như thế nào?

Biến chứng có thể gặp khi mắc suy thận cấp

Suy thận cấp có thể được chữa khỏi hoàn toàn tùy thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu suy thận cấp kéo dài không điều trị có khả năng dẫn đến các biến chứng:

  • Quá tải dịch: Suy thận cấp có thể gây ra sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể của bệnh nhân. Có thể gây ra khó thở nếu chất lỏng tích tụ trong phổi của bệnh nhân.
  • Đau ngực: Bệnh nhân có thể bị đau ngực nếu lớp ngoại tâm mạc bị viêm.
  • Nhiễm toan chuyển hóa: Buồn ngủ, khó thở, buồn nôn và nôn.
  • Yếu cơ: Khi rối loạn nước – chất điện giải, bệnh nhân có thể bị yếu cơ. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến tê liệt và gây ra các vấn đề về nhịp tim.
  • Tổn thương thận vĩnh viễn: Suy thận cấp có thể tiến đến suy thận mạn và chức năng thận của bệnh nhân sẽ gần như hoàn toàn ngừng hoạt động. Bệnh nhân sẽ phải chạy thận nhân tạo vĩnh viễn (để lọc máu và loại bỏ chất độc) hoặc ghép thận.
  • Tử vong: Suy thận cấp có thể dẫn đến suy giảm một cách đột ngột chức năng thận, nặng hơn có thể gây tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị.

Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng.

Nguyên nhân suy thận cấp

Có nhiều nguyên nhân gây ra suy thận cấp. Tìm được nguyên nhân gây bệnh sẽ có cách điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng và nguy hiểm. Nguyên nhân gây ra suy thận cấp có thể được chia thành 3 nhóm:

Nguyên nhân suy thận cấp trước thận: Cản trở dòng máu đến thận của bệnh nhân, chiếm 50 – 60% nguyên nhân gây suy thận cấp.

  • Nhiễm trùng;
  • Suy giảm chức năng gan;
  • Thuốc (Aspirin, ibuprofen, naproxen hoặc chất ức chế COX-2 như: Celebrex), thuốc huyết áp;
  • Suy tim;
  • Bỏng nghiêm trọng;
  • Mất máu hoặc dịch;
  • Sốc: Sốc phản vệ, sốc nhiễm trùng;

Bệnh mạch máu lớn: Phình tách động mạch chủ, huyết khối tắc mạch, kẹp động mạch chủ khi phẫu thuật, tắc hoặc hẹp động tĩnh mạch thận.

Nguyên nhân suy thận tại thận: Trực tiếp gây tổn thương thận – cầu thận.

  • Bệnh cầu thận nguyên phát: Suy thận cấp có thể là biến chứng của viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu.
  • Bệnh cầu thận thứ phát: Hội chứng Goodpasture, viêm cầu thận Lupus cấp tính,…
  • Viêm ống kẽ thận cấp tính: Nhiễm độc, hóa chất, truyền nhầm nhóm máu ABO,…
  • Chấn thương thận.
  • Xơ vữa động mạch, huyết khối,… gây tắc mạch thận.
  • Thuốc gây hại trực tiếp cho thận: NSAIDs (Ibuprofen và naproxen), kháng sinh, hóa chất hóa trị và các chất gây độc cho thận khác.

Nguyên nhân suy thận cấp sau thận: Cản trở nước tiểu ra khỏi thận.

  • Khối u chèn ép: U bàng quang, u niệu quản.
  • Sỏi niệu quản, bàng quang, niệu đạo.
  • Viêm xơ, chít hẹp đường tiết niệu.
  • Ung thư bàng quang, cổ tử cung, đại tràng hoặc tuyến tiền liệt.
  • Huyết khối đường tiết niệu.
  • Rối loạn bài tiết nước tiểu do tổn thương thần kinh bàng quang.
Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp về bệnh suy thận cấp

Suy thận cấp có diễn tiến thành suy thận mạn không?

Suy thận cấp có thể tiến triển thành suy thận mạn nếu không được điều trị kịp thời hoặc nếu nguyên nhân gây suy thận cấp không được giải quyết.

Suy thận cấp có nguy hiểm không?

Suy thận cấp có điều trị khỏi được không?

Suy thận cấp có phải chạy thận không?

Làm gì để dự phòng suy thận cấp?

Hỏi đáp (0 bình luận)