Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thạc sĩ - Bác sĩMai Đại Đức Anh
Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Viêm dạ dày ruột cấp tính xảy ra khi dạ dày và ruột bị kích thích, hầu hết viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virus dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn và nôn,... Bệnh xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi, ảnh hưởng và gây ra nhiều bất tiện, đau đớn cho người bệnh. Bệnh thường tự khỏi trong khoảng 7 – 10 ngày khi được chăm sóc và thăm khám hiệu quả. Vậy nguyên nhân viêm dạ dày ruột cấp tính là gì và biến chứng bệnh nguy hiểm như thế nào?
Viêm dạ dày ruột cấp tính là hiện tượng nhiễm trùng của đường tiêu hóa. Bệnh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng hầu hết các trường hợp là do nhiễm trùng các loại vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, một số trường hợp viêm dạ dày ruột cấp tính xảy ra sau khi nuốt phải chất độc hoá học (kim loại, chất độc hại có khả năng gây bệnh).
Viêm dạ dày ruột cấp tính do nhiễm trùng (vi khuẩn hoặc virus) có thể lây truyền cho người khác qua thực phẩm, nước hoặc lây lan trực tiếp từ người sang người. Viêm dạ dày ruột cấp tính có kèm theo tổn thương niêm mạc ruột nên đôi khi người bệnh có thể bị tiêu chảy hay thậm chí đại tiện ra máu.
Viêm dạ dày ruột cấp tính có thể trở nên nghiêm trọng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người suy giảm miễn dịch hoặc người có bệnh lý nặng kèm theo.
Triệu chứng của viêm dạ dày ruột cấp tính rất dễ nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa khác. Thông thường, các dấu hiệu của viêm dạ dày ruột cấp tính sẽ xuất hiện sau khoảng 1 – 3 ngày sau khi các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Tùy vào thể trạng và khả năng miễn dịch của mỗi người, biểu hiện bệnh lý khác nhau:
Tình trạng mất nước:
Tình trạng thường gặp nhất khi bị viêm dạ dày ruột cấp tính. Cơ thể người bệnh mất đi lượng nước đáng kể do bị tiêu chảy và nôn liên tục dẫn đến các biểu hiện:
Tiêu chảy:
Vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc ruột, làm giảm khả năng hấp thu và kích thích hoạt động của adenylate cyclase dẫn đến cơ thể tăng tiết nước và chất điện giải. Bệnh nhân có biểu hiện tiêu chảy từ nhẹ đến nặng.
Ngoài ra, một số triệu chứng khác đôi khi cũng xuất hiện như:
Chán ăn, cảm giác buồn nôn và nôn liên tục;
Chướng bụng hoặc co cứng bụng;
Mắt trũng lại, má hóp, cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng;
Sốt, chóng mặt;
Cơn đau quặn bụng, buồn ngủ thất thường, không tỉnh táo.
Suy nhược cơ thể: Tiêu chảy kéo dài gây mất nước, mất cân bằng điện giải, bệnh nhân sốt, hoa mắt chóng mặt khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày và sức khỏe tinh thần người bệnh.
Trong hầu hết các trường hợp, viêm dạ dày ruột cấp tính ít gây ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không tiến hành điều trị kịp thời, nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm càng cao. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm:
Sự mất nước, mất cân bằng điện giải khiến cơ thể cơ thể mệt mỏi, suy kiệt. Nếu tình trạng kéo dài, nguy cơ tụt huyết áp, giảm lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể, thậm chí suy thận cấp nếu không điều trị kịp thời;
Tiêu chảy kéo dài;
Không dung nạp lactose: Thành ruột bị tổn thương dẫn đến thiếu men lactase, dẫn đến đầy bụng, đau bụng và đại tiện phân lỏng sau khi uống sữa;
Hội chứng huyết tán tăng urê máu: Biến chứng hiếm gặp, dẫn đến tình trạng thiếu máu, giảm tiểu cầu và suy thận. Biến chứng chỉ gặp khi bệnh đi kèm với viêm dạ dày ruột do Escherichia coli;
Biến chứng phản ứng: Các cơ quan trong cơ thể có thể phản ứng với nhiễm trùng đường ruột nhưng rất hiếm, bao gồm: Viêm mắt (viêm kết mạc và viêm màng bồ đào), viêm khớp, viêm da;
Hội chứng ruột kích thích sau viêm dạ dày ruột do nhiễm khuẩn;
Lan truyền nhiễm trùng sang các bộ phận khác trong cơ thể: Lan truyền nhiễm trùng đến màng não, tủy sống, xương, khớp,... chỉ xảy ra ở bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột do Salmonella spp.;
Suy dinh dưỡng: Nguy cơ chủ yếu đối với trẻ ở các nước đang phát triển, có thể xảy ra sau các nhiễm trùng đường ruột;
Shock giảm thể tích, shock nhiễm khuẩn, thậm chí suy đa phủ tạng và tử vong.
Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào của bệnh thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị.
Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng, thậm chí là tính mạng.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm dạ dày ruột cấp là do cơ thể bị nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… có thể chia thành các nhóm sau:
Nhiễm virus:
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ trú ngụ và gây viêm nhiễm tại các tế bào và biểu mô của ruột non, dẫn đến tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa cho người bệnh. 4 loại virus gây viêm dạ dày ruột cấp phổ biến:
Norovirus: Khả năng xâm nhập và lây nhiễm cho mọi lứa tuổi, gây viêm dạ dày ruột cấp tính thành dịch và không thành dịch;
Rotavirus: Chủ yếu xâm nhập và cơ thể trẻ từ 3 – 15 tháng tuổi, hầu hết các ca nhiễm ở trẻ đều xảy ra theo đường phân – miệng. Từ lúc xâm nhập vào cơ thể đến khi xuất hiện triệu chứng là khoảng 1 – 3 ngày;
Astrovirus: Thời gian ủ bệnh thường là từ 3 – 4 ngày, nguy hiểm với mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;
Adenovirus: Thời gian ủ bệnh có thể lên đến 10 ngày, đối tượng nhiễm chủ yếu là trẻ dưới 2 tuổi.
Nhiễm vi khuẩn:
Có thể lây nhiễm và gây bệnh qua nhiều con đường khác nhau:
Enterotoxin: Người bị viêm dạ dày ruột cấp do nhiễm độc tố Enterotoxin từ vi khuẩn thường gặp tình trạng tiêu chảy nước;
Exotoxin: Các độc tố Exotoxin của vi khuẩn khiến người bệnh tiêu chảy, buồn nôn và nôn;
Các vi khuẩn khác: Shigella, Campylobacter, Salmonella, Escherichia coli, Clostridium difficile,… xâm nhập trực tiếp vào niêm mạc ruột non gây viêm loét và tiêu chảy kèm theo nhầy máu.
Nhiễm ký sinh trùng:
Ký sinh trùng Cryptosporidium parvum, Giardia intestinalis, Giardia lamblia, Entamoeba histolytica, Cyclospora cayetanensis,… sau khi vào cơ thể sẽ bám dính hoặc xâm nhập trực tiếp vào niêm mạc ruột và gây bệnh.
Yếu tố bên ngoài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Sống cùng người bị bệnh;
Ngộ độc thực phẩm;
Ô nhiễm nguồn nước;
Dị ứng thực phẩm, thuốc kháng sinh,…
https://www.mayoclinic.org/
https://www.webmd.com/
https://my.clevelandclinic.org/
http://www.patient.co.uk/
Viêm dạ dày ruột cấp tính có triệu chứng nhẹ có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nhận biết các triệu chứng nghiêm trọng và tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời là chìa khóa để đảm bảo sự phục hồi an toàn.
Các triệu chứng lâm sàng thường gặp của viêm dạ dày ruột cấp tính bao gồm buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải và các tình trạng đe dọa tính mạng có thể xảy ra.
Lựa chọn đầu tiên để điều trị viêm dạ dày ruột cấp tính là bù dịch và điều chỉnh sự mất cân bằng điện giải. Viêm dạ dày ruột cấp tính không nhiễm trùng có thể cần tránh hoặc giảm lượng thức ăn hoặc thuốc gây ra phản ứng, trong khi viêm dạ dày ruột do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng có thể cần điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc chống ký sinh trùng cụ thể.
Biến chứng nghiêm trọng viêm dạ dày ruột cấp tính bao gồm mất cân bằng điện giải, thủng ruột, nhiễm trùng huyết,...
Vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt là chìa khóa để ngăn ngừa viêm dạ dày ruột cấp tính. Cải thiện vệ sinh thực phẩm, nước uống và vệ sinh cá nhân, môi trường sống để ngăn ngừa bệnh tật. Thức ăn trong tủ lạnh nên được tách riêng khỏi thức ăn sống và chín, nấu chín lại trước khi ăn. Rửa tay trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh, khử trùng rau củ quả trước khi ăn sống.
Hỏi đáp (0 bình luận)