Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tiêu hóa/
  4. Viêm loét đại trực tràng chảy máu

Viêm loét đại trực tràng chảy máu: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Thạc sĩ - Bác sĩMai Đại Đức Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Viêm loét đại – trực tràng chảy máu là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp. Bệnh gây tổn thương lớp niêm mạc và dưới niêm mạc (chủ yếu là ở trực tràng – đại tràng) dẫn đến hiện tượng viêm, loét và rối loạn chức năng của đại – trực tràng với biểu hiện: Đau bụng, tiêu chảy phân máu kèm theo sốt và giảm cân, mất máu,…

Nội dung chính

Tìm hiểu chung viêm loét đại trực tràng chảy máu

Viêm loét đại – trực tràng chảy máu là gì?

Viêm loét đại – trực tràng chảy máu là bệnh có tính chất tự miễn, viêm mạn tính, gây tổn thương lan tỏa lớp niêm mạc và dưới niêm mạc dẫn đến loét và chảy máu đại – trực tràng. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng phải.

Tuy là bệnh về đường tiêu hóa, nhưng viêm loét đại – trực tràng chảy máu có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân. Do đó, việc phát hiện và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết để tránh gây các biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng viêm loét đại trực tràng chảy máu

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm loét đại – trực tràng chảy máu

Triệu chứng của viêm loét đại – trực tràng chảy máu rất dễ nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa khác. Bệnh có biểu hiện khác nhau tùy theo mức độ tổn thương. Trường hợp điển hình, bệnh nhân tiêu chảy nhiều lần/ ngày, phân có nhầy máu. Đau bụng là triệu trứng thường gặp, đau bụng khiến bệnh nhân phải đi đại tiện ngay và có triệu chứng mót rặn khi đại tiện.

  • Thể nhẹ (khoảng 60%): Người bệnh gần như không có thay đổi về thể trạng, đại tiện phân có nhầy máu thường kéo dài dưới 4 ngày, không có thiếu máu hoặc giảm protein máu. Bệnh thường khu trú ở trực tràng hoặc đại tràng sigma;

  • Thể trung bình (khoảng 25%): Tiêu chảy thường khởi đầu bằng cơn đau quặn bụng, rồi đại tiện phân máu, có thể xảy ra vào ban đêm nhưng số lần đại tiện thường dưới 6 lần/ ngày. Thường kèm theo sốt, giảm protein máu, làm bệnh nhân mệt mỏi;

  • Thể nặng (khoảng 15%): Đại tiện phân có máu hơn 6 lần/ ngày và thường xảy ra về đêm. Khi đại tiện thường có cảm giác đau rát, buốt hậu môn và mót rặn. Cơ thể suy sụp với các dấu hiệu: Nhịp tim nhanh, huyết áp hạ, sốt cao, bụng trướng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển rất nặng, dẫn đến tử vong do xuất huyết trầm trọng hoặc giãn đại tràng nhiễm độc;

  • Bệnh nhân có thể sốt, thiếu máu (hoa mắt chóng mặt, nhất là khi ngồi xuống và đứng lên), phù chân do giảm protein máu khi mắc bệnh lâu ngày;

  • Biểu hiện mất nước: Khát nước, môi khô, người hốc hác, thậm chí có triệu chứng sốc (mạch nhanh, hạ huyết áp, đau bụng dữ dội do viêm đại tràng nhiễm độc);

  • Ngoài ra, có thể có các triệu chứng khác: Sưng đau các khớp, đau vùng thắt lưng và cùng chậu.

Tác động của viêm loét đại – trực tràng chảy máu đối với sức khỏe

Một số tác động của viêm loét đại – trực tràng chảy máu đối với sức khỏe:

  • Suy nhược cơ thể: Tiêu chảy kéo dài gây mất nước, mất cân bằng điện giải, bệnh nhân sốt, thiếu máu (hoa mắt chóng mặt), giảm protein máu khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt;

  • Viêm loét đại – trực tràng chảy máu gây cảm giác ngứa ngáy và nóng rát hậu môn, đại tiện nhiều lần trong ngày khiến bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày và sức khỏe tinh thần người bệnh.

Biến chứng có thể gặp khi mắc viêm loét đại – trực tràng chảy máu

Trong hầu hết các trường hợp, viêm loét đại – trực tràng chảy máu càng kéo dài, nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm càng cao. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm:

  • Sự mất nước, mất cân bằng điện giải, thiếu máu, sốc do nhiễm độc khiến cơ thể cơ thể mệt mỏi, suy kiệt;

  • Giả polyp, nứt hậu môn, rò và áp–xe hậu môn;

  • Chảy máu trầm trọng (xuất huyết tiêu hóa), hẹp đại tràng, phình đại tràng nhiễm độc, thủng đại tràng;

  • Gây ung thư trực tràng: Viêm loét đại – trực tràng chảy máu có nguy cơ tiến triển thành ung thư trực tràng nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời. Biến chứng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh;

  • Ngoài ra, bệnh dẫn đến một số biến chứng khác: Viêm quanh mật quản, viêm khớp, hồng ban nút, viêm da mủ hoại thư, viêm xơ đường mật tiên phát, viêm thận bể thận và sỏi. Trong đợt cấp nặng của viêm loét đại – trực tràng chảy máu lan rộng có thể có biến chứng đông máu rải rác nội mạch.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các biến chứng của viêm loét đại – trực tràng chảy máu đều tương đối nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào của bệnh thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị.

Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng, thậm chí là tính mạng.

Nguyên nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu

Nguyên nhân dẫn đến viêm loét đại – trực tràng chảy máu

Nguyên nhân dẫn đến viêm loét đại – trực tràng chảy máu đến nay chưa được xác định rõ ràng, nhưng bệnh có liên quan tới quá trình đáp ứng miễn dịch. Ban đầu, bệnh có thể chỉ khu trú tại trực tràng, nhưng sau đó lan dần vào trong, tổn thương có thể toàn bộ đại tràng, đôi khi có thể lan cả sang một phần của đoạn cuối ruột non.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu

Viêm loét đại trực tràng chảy máu xuất hiện những triệu chứng gì?

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm loét đại trực tràng chảy máu bao gồm đau bụng, máu và mủ trong phân, tiêu chảy, sốt,...

Các yếu tố nguy cơ của viêm loét đại trực tràng chảy máu là gì?

Viêm loét đại trực tràng chảy máu được điều trị như thế nào?

Viêm loét đại trực tràng chảy máu gây ra những biến chứng gì?

Viêm loét đại trực tràng chảy máu gây ung thư không?

Hỏi đáp (0 bình luận)