Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tiêu hóa/
  4. Polyp túi mật

Polyp túi mật: Gặp chủ yếu ở người trưởng thành

Thạc sĩ - Bác sĩMai Đại Đức Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Polyp túi mật là tình trạng bệnh lý với những thương tổn dạng u hoặc giả u mọc trên bề mặt niêm mạc của túi mật. 92% các trường hợp polyp túi mật đều lành tính. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 8% trường hợp còn lại có nguy cơ chuyển biến thành ung thư túi mật. Để nắm rõ hơn về polyp túi mật và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung polyp túi mật

Polyp túi mật là gì?

Polyp túi mật, hay còn gọi là u túi mật, là những tổn thương dạng u hoặc giả u, mọc lên trên bề mặt niêm mạc của túi mật. Tỷ lệ mắc polyp túi mật trong cộng đồng từ 0,03% đến 9%. Bệnh lý này thường gặp chủ yếu ở người trưởng thành, rất hiếm gặp ở trẻ em, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới và nữ giới khoảng 1,15/1.

Polyp túi mật là một dạng tổn thương giả u, không phải là ung thư túi mật và thường lành tính. Tuy nhiên, một tỷ lệ nhỏ polyp túi mật có thể chuyển biến thành ung thư, các triệu chứng thường biểu hiện ở giai đoạn muộn với tiên lượng bệnh xấu.

Có 4 loại polyp túi mật chính:

Polyp thể cholesterol: Thể polyp này phổ biến, chiếm khoảng 60 – 90% các trường hợp polyp túi mật.

Polyp thể viêm: Thể này không phổ biến, chiểm tỷ lệ khoảng 10%.

Polyp thể u tuyến: Đây được coi là một dạng tổn thương tiền ung thư, là dạng u biểu mô lành tính hiếm gặp, thường được phát hiện tình cờ qua các chẩn đoán hình ảnh hoặc bệnh nhân sau khi cắt túi mật. Hầu hết xuất hiện cùng với các trường hợp bệnh nhân có sỏi túi mật.

Polyp thể phì đại cơ tuyến: Tổn thương này gặp phổ biến ở người trưởng thành, tỷ lệ bệnh tăng dần thep độ tuổi. Thể polyp này cũng được xếp loại là dạng tổn thương tiền ung thư.

Triệu chứng polyp túi mật

Những dấu hiệu và triệu chứng của polyp túi mật

Polyp túi mật thường phát triển âm thầm và ít gây ra triệu chứng. Bệnh được phát hiện tình cờ qua các thăm khám sức khỏe định kỳ, các chẩn đoán hình ảnh, sau khi cắt túi mật,… Bệnh nhân cũng có thể gặp một số dấu hiệu sau, bao gồm:

  • Đau tức nhẹ ở vùng hạ sườn phải hoặc ở vùng thượng vị, cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn.
  • Bệnh nhân thường có cảm giác ăn không ngon miệng, đầy bụng, khó tiêu.
  • Buồn nôn, nôn, đặc biệt khi ăn các thức ăn nhiều chất béo.

Biến chứng có thể gặp khi mắc polyp túi mật

Phần lớn các bệnh nhân mắc polyp túi mật là lành tính, một số ít bệnh nhân có thể có những biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật, viêm đường mật, ú trệ dịch mật,… và nguy hiểm nhất là có thể tiến triển thành ung thư túi mật. Những trường hợp polyp túi mật bất thường, nguy cơ cao phát triển thành thành ác tính như:

  • Polyp túi mật xuất hiện kèm sỏi túi mật.
  • Polyp phát triển ở bệnh nhân trên 50 tuổi hoặc ở bệnh nhân xơ đường mật (bất kể kích thước và hình thái).
  • Kích thước của polyp lớn (trên 10 mm) hoặc polyp có kích thước nhỏ nhưng mọc tạo thành cụm lớn (đa polyp túi mật).
  • Polyp phát triển nhanh bất thường về diện tích, số lượng, kích thước.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Polyp túi mật thường phát triển âm thầm và ít hoặc không có biểu hiện triệu chứng. Bệnh nhân cần thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc khi nhận thấy sự bất thường cũng như sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị.

Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng.

Nguyên nhân polyp túi mật

Như đã nói ở trên, polyp túi mật có bốn loại chính với các nguyên nhân khác nhau. Phần lớn các trường hợp mắc polyp túi mật là do sự bất thường trong quá trình chuyển hóa cholesterol.

  • Polyp thể cholesterol: Nguyên nhân của thể polyp này là do sự lắng đọng của các phân tử cholesterol trên thành túi mật.
  • Polyp thể viêm: Hình thành từ các tổn thương gây nên do quá trình viêm mạn tính trên thành túi mật.
  • Polyp thể u tuyến: Thường liên quan đến các bệnh lý về sỏi túi mật hoặc viêm túi mật mạn tính.
  • Polyp thể phì đại cơ tuyến: Thể polyp này thường gặp ở người trưởng thành, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi.
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh polyp túi mật

Chế độ sinh hoạt như thế nào có thể hỗ trợ việc điều trị polyp túi mật?

Chế độ sinh hoạt lành mạnh có thể hỗ trợ tốt cho việc điều trị polyp túi mật. Người bệnh nên duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì, và tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, giảm bớt chất béo động vật và tăng cường chất xơ từ rau quả. Việc vận động thể chất đều đặn cũng giúp hỗ trợ chức năng túi mật và hệ tiêu hóa, đồng thời giảm nguy cơ hình thành thêm polyp. Người bệnh cũng nên đi khám định kỳ để theo dõi tình trạng polyp và có hướng điều trị phù hợp nếu cần.

Những yếu tố nào có thể làm tăng nguy cơ mắc polyp túi mật?

Polyp túi mật có liên quan đến chế độ ăn uống như thế nào?

Polyp túi mật có thể gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người bệnh?

Polyp túi mật có thể gây biến chứng nào nếu không được điều trị kịp thời?

Hỏi đáp (0 bình luận)