Bác sĩ tốt nghiệp từ Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dinh dưỡng và Y học Dự phòng. Bác sĩ từng là giảng viên tại Trường Đại học Y tế Công cộng và cũng có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩNguyễn Thị Nhung
Bác sĩ tốt nghiệp từ Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dinh dưỡng và Y học Dự phòng. Bác sĩ từng là giảng viên tại Trường Đại học Y tế Công cộng và cũng có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng.
Sán dây cá là loại ký sinh trùng lớn nhất lây nhiễm sang người, nó có thể dài từ 1 - 15m và rộng 1 - 2cm. Sán trưởng thành bao gồm tới 3000 - 4000 đốt sán. Ở cá, sán tồn tại dưới dạng ấu trùng, sau khi vào cơ thể người, ấu trùng bám vào niêm mạc ruột non, phát triển thành con trưởng thành và có thể sống tới 20 năm. Sán dây cá có thể gặp ở mọi nơi trên thế giới nhưng nhiều nhất là ở các vùng nước bị ô nhiễm nặng do rác thải sinh hoạt của con người, như nước ở các cống rãnh, kênh rạch. Con người bị nhiễm bệnh khi ăn cá sống hoặc nấu chưa chín có chứa trứng sán dây cá.
Nhiễm sán dây cá ở người là bệnh lý nhiễm ký sinh trùng đường ruột do một loại sán dây gây ra. Sán dây cá có khoảng hơn 20 loài khác nhau, trong đó Diphyllobothrium latum và Diphyllobothrium nihonkaiense là các loài gây bệnh hay gặp nhất. Người bị nhiễm bệnh do ăn phải cá bị nhiễm ấu trùng sán nhưng chưa được nấu chín kỹ. Sau khi một người ăn cá bị nhiễm bệnh, ấu trùng bắt đầu phát triển trong ruột. Ấu trùng trưởng thành hoàn toàn sau 3 đến 6 tuần. Sán trưởng thành, được phân đoạn, bám vào thành ruột. Trứng được hình thành trong mỗi phân đoạn của sán và thải ra ngoài theo phân. Đôi khi, các phân đoạn của sán cũng có thể được thải ra theo phân.
Sán dây cá có vòng đời phức tạp, con người, các động vật có vú ăn cá khác và chim là vật chủ cuối cùng của chúng.
Sán dây cá hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn mà người bệnh ăn vào. Hầu hết bệnh nhân nhiễm sán dây cá không có triệu chứng hoặc có thể có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ.
Đa số bệnh nhân nhiễm sán dây cá thường không có triệu chứng cụ thể rõ ràng, đặc biệt khi nhiễm số lượng ít. Tuy nhiên, khi nhiễm số lượng sán nhiều hơn, một số bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng nhẹ ở đường tiêu hoá và hay bị nhầm với các bệnh lý khác như:
Việc nhiễm sán kéo dài có thể dẫn đến suy giảm nồng độ vitamin B12 trong cơ thể, gặp ở 40% bệnh nhân. Nguyên nhân của tình trạng này là do sán dây cá hấp thu vitamin B12, từ đó gây ra các biến chứng liên quan đến tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin B12, thiếu máu hồng cầu to và bệnh lý thần kinh ngoại biên. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sau:
Ngoài ra, nhiễm sán dây cá số lượng nhiều và lâu ngày có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, dẫn đến các bệnh lý cấp tính như tắc ruột, viêm đường mật, viêm ruột thừa và viêm túi mật.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, đặc biệt là khi bạn nhận thấy có sán, đốt sán trong phân của mình hoặc bất kỳ thành viên nào trong gia đình có triệu chứng thiếu máu, thì bạn nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ diễn tiến nặng của bệnh cũng như hạn chế các biến chứng của bệnh.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nhiễm sán dây cá là do ăn phải cá nước ngọt hoặc cá biển có chứa ấu trùng sán trong thịt cá, ruột cá,… nhưng chưa được nấu chín kỹ hoặc đông lạnh đúng cách.
Hỏi đáp (0 bình luận)