Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm phế quản co thắt
Ho (ho khan hay ho đờm, có cơn hay ho từng tiếng...): Đây là triệu chứng không đặc hiệu, chỉ thể hiện có tình trạng viêm trên đường hô hấp (từ mũi họng đến phổi). Một số bác sĩ kinh nghiệm có thể phán đoán được khu vực bị viêm dựa vào tiếng ho.
Sốt: Bệnh nhân có thể không sốt, sốt nhẹ hoặc cao, cơn sốt ngắt quãng hoặc kéo dài.
Sổ mũi, nghẹt mũi.
Tiết đờm (dịch tiết đường hô hấp): Đây là sản phẩm của phản ứng viêm. Đờm có thể có màu trắng, xanh hoặc vàng và không giúp phân biệt nguyên nhân gây viêm nhiễm này là do virus hay vi khuẩn.
Khò khè: Do phù nề thành phế quản, co thắt cơ trơn phế quản và tăng tiết dịch gây thu hẹp lòng phế quản... Triệu chứng khò khè này không hoặc đáp ứng kém với thuốc giãn phế dạng khí dung như salbutamol (khác với hen suyễn).
Các triệu chứng khác: Khó thở hoặc thở nhanh, ít gặp trong viêm phế quản thông thường.
Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm phế quản co thắt
Tình trạng viêm phế quản co thắt sẽ tiến triển nặng hơn sau khi xuất hiện các triệu chứng khoảng từ 2 - 3 ngày nếu không được điều trị kịp thời.
Các biến chứng nguy hiểm có nguy cơ gặp phải do viêm phế quản co thắt như viêm tai giữa, viêm phổi, suy hô hấp, xẹp phổi...
Viêm phế quản co thắt không phải hen suyễn có thể biến chứng thành hen suyễn nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và dự phòng sớm.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Hỏi đáp (0 bình luận)